(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, huyện Ngọc Lặc đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị địa phương triển khai nghiêm túc Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và Chỉ thị 05/CT-TTg ngày 9-2-2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phong trào xây dựng thôn, làng, cơ quan, đơn vị văn hóa... Đến nay, các đám cưới được tổ chức gọn nhẹ, tiết kiệm; đám tang không còn gọi hồn, bắt vía, lễ hội diễn ra văn minh, trang nghiêm nhưng vẫn giữ được nét văn hóa riêng của địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuyển biến thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội ở huyện Ngọc Lặc

Những năm qua, huyện Ngọc Lặc đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị địa phương triển khai nghiêm túc Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và Chỉ thị 05/CT-TTg ngày 9-2-2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phong trào xây dựng thôn, làng, cơ quan, đơn vị văn hóa... Đến nay, các đám cưới được tổ chức gọn nhẹ, tiết kiệm; đám tang không còn gọi hồn, bắt vía, lễ hội diễn ra văn minh, trang nghiêm nhưng vẫn giữ được nét văn hóa riêng của địa phương.

Chuyển biến thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội ở huyện Ngọc LặcNghi lễ rước kiệu tại Lễ dâng hương tưởng nhớ công lao của Trung Túc Vương Lê Lai, tại xã Kiên Thọ.

Để đạt được kết quả đó, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện đã phối hợp với phòng tư pháp hướng dẫn các địa phương xây dựng và chỉnh sửa quy ước, hương ước thôn, làng phù hợp với tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Khuyến khích các địa phương lấy các nội quy làm cơ sở tiêu chuẩn bình xét các danh hiệu gia đình văn hóa, làng văn hóa; tổ chức cho Nhân dân đăng ký, ký cam kết thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và Nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; nêu gương, nhân rộng mô hình hay, việc làm thiết thực của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên; kịp thời phê phán những hiện tượng tiêu cực, hủ tục...

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện, việc cưới được tổ chức văn minh, lịch sự, tiết kiệm, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của từng gia đình; không có tình trạng tảo hôn, ép cưới. Nam nữ đều tự nguyện kết hôn, cùng nhau thực hiện tốt Luật Hôn nhân và Gia đình. Một số hủ tục, nghi thức thách cưới rườm rà đã được loại bỏ, người dân tự giác tổ chức cưới lành mạnh không ăn uống linh đình, mở loa đài quá to, đơn giản nhưng vẫn giữ bản sắc dân tộc. Trong việc tang đã loại bỏ triệt để những hủ tục như, gọi hồn, bắt vía..., không còn tình trạng tổ chức ăn uống linh đình, mở trống kèn quá giờ quy định, khóc mướn, rải tiền, vàng mã trên đường đi. Điển hình như xã Quang Trung, hiện 100% đám cưới, đám tang được tổ chức theo nếp sống mới. Có được những chuyển biến tích cực trên là nhờ chính quyền địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền; giao trách nhiệm cho các hội, đoàn thể, ban mặt trận các thôn bám sát việc thực hiện của Nhân dân. Đồng thời, xây dựng hương ước phá bỏ lệ cũ, không tổ chức ăn uống linh đình, trống kèn quá giờ quy định, không hoạt động mê tín dị đoan. Các đám tang do đại diện thôn phối hợp với các đoàn thể tổ chức; khuyến khích các gia đình lựa chọn theo hình thức hỏa táng, bảo đảm vệ sinh môi trường.

Về thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội, huyện Ngọc Lặc được đánh giá là một địa phương triển khai nghiêm túc Chỉ thị 27. Các lễ hội được tổ chức trang trọng, văn minh, lịch sự mà vẫn đảm bảo tính linh thiêng. Nhiều nghi thức lễ hội truyền thống được khôi phục và duy trì nhằm tôn vinh các anh hùng dân tộc, thành hoàng làng, những người đã có công xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước, góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Sau phần nghi lễ, người dân thường tham gia biểu diễn văn hóa văn nghệ, các trò chơi dân gian, thi đấu các môn thể thao truyền thống như, kéo co, đẩy gậy, ném còn, chơi đu... Không có hiện tượng lợi dụng để hoạt động mê tín dị đoan, bói toán.

Để việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội có sức lan tỏa mạnh hơn, huyện Ngọc Lặc tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong dân về việc thực hiện nếp sống mới; sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước làng về nếp sống văn hóa nhằm điều chỉnh hành vi ứng xử của mỗi người dân; đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Cùng với đó tập trung chỉ đạo, triển khai các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.

Bài và ảnh: Nguyễn Thùy



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]