(Baothanhhoa.vn) - Thôn Thạch An (Cẩm Liên) có 88 hộ, 426 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao. Dù chịu sự tác động của giao thoa văn hóa, nhưng người dân thôn Thạch An vẫn gìn giữ, bảo tồn nét đẹp truyền thống dân tộc. Cùng với tiếng Dao được dùng trong giao tiếp hàng ngày, trang phục của phụ nữ Dao được sử dụng vào các dịp lễ, tết, thôn Thạch An còn thành lập câu lạc bộ (CLB) bảo tồn dân ca, dân vũ dân tộc Dao. Được thành lập tháng 5-2022, CLB thu hút được 21 thành viên tham gia. CLB tổ chức sinh hoạt 2 lần/tháng, nội dung sinh hoạt là truyền dạy cho các thành viên những bài hát, điệu múa của đồng bào dân tộc Dao. Ngoài ra, CLB còn phối hợp với ban công tác mặt trận thôn và các tổ chức đoàn thể vận động, tuyên truyền người dân trong thôn tham gia gìn giữ và phát huy các bản sắc văn hóa dân tộc.

Cẩm Liên gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Thôn Thạch An (Cẩm Liên) có 88 hộ, 426 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao. Dù chịu sự tác động của giao thoa văn hóa, nhưng người dân thôn Thạch An vẫn gìn giữ, bảo tồn nét đẹp truyền thống dân tộc. Cùng với tiếng Dao được dùng trong giao tiếp hàng ngày, trang phục của phụ nữ Dao được sử dụng vào các dịp lễ, tết, thôn Thạch An còn thành lập câu lạc bộ (CLB) bảo tồn dân ca, dân vũ dân tộc Dao. Được thành lập tháng 5-2022, CLB thu hút được 21 thành viên tham gia. CLB tổ chức sinh hoạt 2 lần/tháng, nội dung sinh hoạt là truyền dạy cho các thành viên những bài hát, điệu múa của đồng bào dân tộc Dao. Ngoài ra, CLB còn phối hợp với ban công tác mặt trận thôn và các tổ chức đoàn thể vận động, tuyên truyền người dân trong thôn tham gia gìn giữ và phát huy các bản sắc văn hóa dân tộc.

Cẩm Liên gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thốngPhụ nữ dân tộc Dao thôn Thạch An, xã Cẩm Liên trong trang phục truyền thống.

Bên cạnh đó, nhiều hộ dân thôn Thạch An còn gìn giữ và phát huy nghề dệt truyền thống của đồng bào dân tộc Dao. Hiện nay, nhiều chị em phụ nữ trong thôn tự thêu trang phục cho các thành viên trong gia đình để mặc vào các dịp lễ, tết. Đặc biệt, một số hộ còn nhận các đơn hàng thêu trang phục, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Bà Phùng Thị Ân, thôn Thạch An, cho biết: "Nhận thấy trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ nghề thêu truyền thống, tôi thường xuyên vận động chị em trong thôn tham gia học thêu. Ban đầu nhiều chị em chưa mặn mà, nhưng qua thời gian học và hiểu giá trị của việc gìn giữ nghề truyền thống, đã tích cực tham gia”.

Cùng với thôn Thạch An, việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tại các thôn của xã Cẩm Liên luôn được quan tâm. Hiện xã Cẩm Liên thành lập được 3 CLB văn hóa và 2 đội văn nghệ quần chúng. Từ khi thành lập, ngoài việc biểu diễn các tiết mục văn nghệ phục vụ cho thôn, xã, huyện vào các dịp lễ, tết, các CLB, đội văn nghệ của xã Cẩm Liên còn trao truyền nhiều điệu hát ru, dân ca đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số cho thế hệ trẻ. Từ các CLB, đội văn nghệ quần chúng, nhiều người trẻ tuổi được bồi dưỡng, truyền nghề, trở thành người tiếp nối, “giữ lửa” cho phong trào nghệ thuật quần chúng xã Cẩm Liên. Hiện nay, những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc được gìn giữ, phát huy và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống Nhân dân, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân xã Cẩm Liên.

Ông Cao Văn Tình, Chủ tịch UBND xã Cẩm Liên, cho biết: Xã Cẩm Liên có hơn 90% đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Cẩm Liên luôn quan tâm tới việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Hàng năm, xã chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch tuyên truyền, vận động Nhân dân gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống. Thường xuyên tổ chức liên hoan văn nghệ để tìm ra hạt nhân mới, nhiệt tình, năng động và có năng khiếu làm lực lượng kế cận tiếp tục phát triển phong trào văn nghệ quần chúng. Tích cực vận động hội viên của các CLB, đội văn nghệ ở các thôn tham gia học hát, học múa do nghệ nhân truyền dạy. Để làm tốt hơn nữa công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, xã Cẩm Liên tiếp tục quan tâm huy động nguồn lực để có kinh phí tổ chức các hội thi, hội diễn, ngày hội văn hóa, thể thao. Tiếp tục phát huy vai trò người có uy tín, nghệ nhân truyền dạy cho thế hệ trẻ việc gìn giữ, bảo tồn nét đẹp truyền thống dân tộc thông qua trang phục, làn điệu dân ca, ẩm thực, tiếng nói. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân, thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Bài và ảnh: Xuân Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]