“Ươm mầm thiện” cho những mảnh đời lầm lỗi
Công việc của những cán bộ quản giáo tại Trại giam Thanh Phong (Cục C10, Bộ Công an) không chỉ đơn thuần là quản lý, giam giữ các phạm nhân mà còn phải giáo dục, làm thức tỉnh tính thiện trong mỗi con người từng một thời lầm lỗi, giúp họ có động lực, niềm tin và khát vọng sống tốt, hòa nhập xã hội.
Quản giáo Lữ Thị Hồng nắm bắt tâm tư, hoàn cảnh của phạm nhân để đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp.
Với tấm lòng nhân hậu, suốt gần 15 năm trong ngành, Đại úy Lữ Thị Hồng ở đội 2, phân trại 1, Trại giam Thanh Phong âm thầm cảm hóa, động viên giúp đỡ nhiều phạm nhân, nhất là phạm nhân nữ cải tạo, sớm được về với gia đình, hòa nhập với cộng đồng. Với cách giáo dục nhẹ nhàng, thân thiện, Đại úy Hồng luôn cảm thông với những lỗi lầm mà các phạm nhân nơi đây từng mắc phải. Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đảm bảo đời sống vật chất, khẩu phần ăn, sinh hoạt và các điều kiện đảm bảo khác cho việc cải tạo tại trại tạm giam của các phạm nhân thì Đại úy Hồng đã thường xuyên trao đổi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và động viên an ủi, trấn an tâm lý để những người lầm lỗi có thêm niềm tin, an tâm cải tạo.
Phạm nhân L.T.T. (sinh năm 1969, trú tại huyện Triệu Sơn) phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói: “Bị tuyên án 6 năm, 6 tháng tù giam, lúc đầu vào trại mọi cái với tôi tưởng chấm hết. Do bi quan, tôi luôn muốn tìm đến cái chết... Song được cán bộ quản giáo luôn ở bên giúp đỡ, động viên, an ủi, tôi đã nhận ra được nhiều điều và tự hứa với mình phải cố gắng phấn đấu, rèn luyện, hướng thiện”.
Tâm huyết với nghề và yêu nghề bằng chính cái tâm của một người cán bộ quản giáo, gần 12 năm gắn bó với ngành, Đại úy Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, ở đội 2, phân trại 1 đã dành nhiều thời gian tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của từng trường hợp phạm nhân để động viên, thuyết phục họ phát huy mặt tích cực, nhận thức được lỗi lầm do mình gây ra, từ đó yên tâm cải tạo.
Đại úy Nguyễn Thị Quỳnh Hoa chia sẻ, hầu hết phạm nhân khi mới vào trại đều có tư tưởng chán nản, tiêu cực, thậm chí có trường hợp còn tỏ ra cứng đầu, chống đối, không chịu cải tạo. Để cảm hóa phạm nhân, giúp họ có hướng phấn đấu tích cực, tôi và đồng nghiệp dành nhiều thời gian để tiếp xúc, nắm bắt tư tưởng, tìm hiểu tâm tư, tình cảm cũng như cuộc đời lầm lỗi của từng phạm nhân để đưa ra phương pháp giáo dục, cảm hóa phù hợp. Nhờ đó, các phạm nhân ở trại luôn cố gắng cải tạo, học tập, rèn luyện thật tốt để được sự khoan hồng của pháp luật, trở về với gia đình và xã hội. Chẳng hạn như M.T.B. ở huyện Mường Lát vào trại thụ án 4 năm tù vì tội buôn bán trái phép chất ma túy. Khi vào trại rất ngang ngược, bướng bỉnh, nhưng nhờ sự giáo dục đã biết ăn năn hối lỗi và được ra trại trước thời hạn. Hay trường hợp Đ.T.N. ở huyện Thạch Thành phạm tội mua bán trái phép chất ma túy, bị phạt 5 năm tù. Nhờ được giáo dục, động viên nên N. đã cải tạo tốt, được giảm án, tha tù trước thời hạn, trở thành tấm gương sáng trong lao động, cải tạo cho phạm nhân trong trại...
Hiện Trại giam Thanh Phong đang quản lý 5.918 phạm nhân, trong đó có những phạm nhân nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm. Hầu hết khi vào trại, phạm nhân đều có tâm lý tiêu cực, hoang mang, mặc cảm với hành vi phạm tội đã gây ra nên thường có tâm lý bất mãn, tự ti, thậm chí là chống đối. Chính vì vậy, với trách nhiệm của mình, những cán bộ quản giáo trại giam luôn trăn trở phải làm gì để giúp những người lầm lỗi sau song sắt có thể nhìn thấy niềm vui và động lực sống, làm thế nào để đánh thức “mầm thiện” trong mỗi phạm nhân, giúp họ biết ăn năn, hối cải; dạy nghề, hướng nghiệp để phạm nhân chuẩn bị hành trang cho ngày về.
Theo Đại tá Phạm Văn Nghị, Giám thị Trại giam Thanh Phong, một trong những công việc quan trọng của cán bộ quản giáo là phải giúp phạm nhân nhận ra những sai phạm và xác định tư tưởng phấn đấu cải tạo tốt. Bằng sự tận tâm, trách nhiệm với công việc, cán bộ quản giáo ở trại xác định nhiệm vụ cảm hóa phạm nhân không chỉ là việc làm ngày một ngày hai, mà là quá trình lâu dài. Chính vì vậy, ban giám thị trại, cán bộ quản lý các phân trại thường xuyên đối thoại, thăm hỏi, nắm bắt tâm lý, kịp thời tháo gỡ vướng mắc nảy sinh, động viên phạm nhân yên tâm cải tạo. Trong quá trình giáo dục, cải tạo phạm nhân, trại đặc biệt chú trọng đến công tác đánh giá, xếp loại chấp hành án phạt tù, làm căn cứ bình xét thi đua hàng năm. Trong đó, việc đánh giá, xếp loại được thực hiện công khai, dân chủ, có sự tham gia biểu quyết của phạm nhân. Đồng thời, tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua thu hút đông đảo phạm nhân tích cực tham gia; mặt khác thường xuyên phối hợp với doanh nghiệp tổ chức dạy nghề và tạo việc làm cho phạm nhân. Cùng với đó, quan tâm đầu tư sửa chữa, nâng cấp nhà xưởng nhằm tạo môi trường làm việc thông thoáng để phạm nhân lao động, cải tạo.
Qua những công việc không tên, bằng lương tâm, trách nhiệm, cán bộ quản giáo tại Trại giam Thanh Phong đang hằng ngày quản lý, giúp đỡ người lầm lỗi, giúp họ cải tạo tốt để sớm trở về với cộng đồng.
Bài và ảnh: Quốc Hương
{name} - {time}
-
2025-01-17 20:52:00
Huyện Thọ Xuân - hành trình đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung bộ: Bài 1: Bứt phá chuyển từ “lượng” sang “chất”
-
2025-01-17 19:25:00
Biển ngày cuối năm
-
2024-12-16 07:00:00
Cảnh báo hành vi giả danh nhân viên giao hàng để lừa đảo
Thử tải sau khi sửa chữa cây cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
Tất bật ở “thủ phủ’ đào phai hoa kép xứ Thanh
Phát huy vai trò nhân sĩ, trí thức trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Hướng dẫn cách giữ ấm cơ thể trong những ngày rét đậm
Nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống tác hại của thuốc lá
Phát huy tinh thần “5 vững” để phát triển
Quy định mới về mẫu giấy phép lái xe áp dụng từ năm 2025 và 2026
Thanh niên Thường Xuân và khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
Làng nghề bánh đa trăm tuổi rộn ràng vào vụ Tết