(Baothanhhoa.vn) - Kết luận số 14-KL/TW, ngày 22-9-2021 của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung đang nhận được sự quan tâm rất lớn của cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Mở đường để cán bộ cống hiến nhiều hơn

Kết luận số 14-KL/TW, ngày 22-9-2021 của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung đang nhận được sự quan tâm rất lớn của cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Mở đường để cán bộ cống hiến nhiều hơn

Ảnh minh họa.

Đây là điều dễ hiểu, bởi cán bộ được xác định là gốc rễ của mọi vấn đề. Liên quan đến công tác cán bộ, thời gian qua vẫn còn nhiều người được đào tạo bài bản, nhưng lại gò mình lại để làm việc sao cho trong ngưỡng “an toàn”, gây lãng phí nguồn nhân lực, làm kìm hãm sự phát triển.

Việc tạo ra cơ chế để khuyến khích, bảo vệ cán bộ sáng tạo, dám nghĩ, dám làm chính là bước cụ thể hóa về công tác cán bộ mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra cũng như các quy định mà Trung ương đã ban hành.

Trong Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28-7-2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, đã đề cập: Công tác kiểm tra, giám sát không chỉ kịp thời phát hiện sai phạm mà còn phát hiện nhân tố mới, tích cực để phát huy, bảo vệ cái đúng, bảo vệ người tốt, cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá vì lợi ích chung.

Phát biểu tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ khóa XV triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội khóa XV về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Làm tốt hơn nữa công tác cán bộ, nhất là việc quản lý, nhận xét, đánh giá cán bộ để lựa chọn, bố trí đúng những người thật sự có đức, có tài, thật sự “cần, kiệm, liêm, chính”, “chí công vô tư”, thật sự tâm huyết vì nước, vì dân vào các vị trí lãnh đạo của bộ máy Chính phủ và chính quyền các cấp”.

Tiếp nối mạch nguồn ấy, Kết luận số 14-KL/TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ nguyên tắc, cơ chế bảo vệ người sáng tạo, nhấn mạnh khi cán bộ thực hiện thí điểm mà kết quả không đạt hoặc chỉ đạt được một phần mục tiêu đề ra hoặc gặp rủi ro, xảy ra thiệt hại thì cấp có thẩm quyền phải kịp thời xác định rõ nguyên nhân, đánh giá công tâm để xem xét, xử lý phù hợp, nếu thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì được xem xét miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm. Kết luận cũng đề xuất biểu dương, khen thưởng xứng đáng; ưu tiên bố trí, sử dụng cán bộ có tư duy đổi mới, cách làm đột phá, sáng tạo, hiệu quả cao.

Việc ban hành Kết luận số 14-KL/TW được ví như Đảng ta “bật đèn xanh”, tạo ra lực đẩy, cảm hứng để cán bộ mạnh dạn đổi mới, đột phá vì mục tiêu chung. Lâu nay, vì những “nút thắt” vô hình dẫn đến nhiều cán bộ e dè, chưa mạnh dạn sáng tạo, cống hiến, làm lãng phí nguồn lực trí tuệ, “chảy máu” chất xám. Kết luận của Bộ Chính trị sẽ giúp cán bộ mạnh dạn cống hiến mà không còn lo bị quy vào tội “xé khung, vượt rào”. Tất nhiên để đảm bảo yêu cầu ấy đòi hỏi việc thực hiện kết luận này ở từng cơ quan, đơn vị phải khách quan, công tâm, đề cao nguyên tắc.

Đối với tỉnh Thanh Hóa, đứng trước yêu cầu phát triển cao hơn theo Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) cũng như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, thì đây chính là cơ hội, dịp để đội ngũ cán bộ trong tỉnh phát huy hết khả năng của mình, cống hiến đầy đủ sức lực, trí tuệ góp sức cùng tỉnh sớm hiện thực các mục tiêu đã đề ra.

Tuệ Minh


Tuệ Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]