Quy hoạch, sắp xếp lại lễ hội
Ngày càng có nhiều lễ hội được phục dựng đến mức nhiều người không biết chọn lễ hội nào. Quanh việc tham gia lễ hội dịp đầu xuân trong những năm gần đây có rất nhiều câu chuyện bi hài.
Lễ hội đầu xuân khởi nguyên là sự kiện văn hóa, một liệu pháp tinh thần lúc “nông nhàn” nhằm tháo gỡ vướng mắc về tư tưởng, giải thoát tinh thần cho nhiều người. Thế nhưng, sự thực dụng và cố tình biến tướng của một số ban tổ chức lễ hội đã khiến cho nhiều lễ hội bị đánh mất bản sắc, chệch hướng, thậm chí phản tác dụng. Cùng với sự đổi mới, đột phá của đất nước hiện nay, yêu cầu đặt ra là lễ hội cũng cần phải được “quy hoạch, sắp xếp” lại để tinh gọn hơn, hiệu quả hơn.
Một trong những động thái mới nhất dịp đầu xuân Ất Tỵ 2025, đó là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân năm 2025. Tinh thần đặt ra là các địa phương phải chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương, tổ chức các hoạt động lễ hội đúng với tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quản lý và tổ chức lễ hội.
Nhất là chỉ đạo ban tổ chức lễ hội tại các địa phương thực hiện nghiêm “Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống” do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.
Lễ hội dịp đầu xuân nhằm góp phần xây dựng đời sống văn hóa, thúc đẩy du lịch, nhưng nhất thiết không tổ chức tràn lan gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền bạc của Nhân dân và Nhà nước. Lễ hội nào không cần thiết thì không nhất thiết phải tổ chức.
Cùng với đó, các địa phương, cơ quan chức năng phải tập trung rà soát khu vực dịch vụ tại lễ hội, bảo đảm không lấn chiếm khuôn viên di tích; thực hiện tốt các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, an toàn sông nước, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh công cộng nhất là trong việc đốt vàng mã. Một vấn đề nữa là một số ban quản lý di tích buông lỏng quản lý để tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để tổ chức hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc. Đây là những vấn đề đã xảy ra rất nhiều năm gây bức xúc, tốn kém, lãng phí, cần phải tăng cường thanh, kiểm tra, giám sát để kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm.
Việc cần ở mỗi lễ hội đó là các ban quản lý di tích chú trọng các hoạt động tuyên truyền về nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh; về giá trị, ý nghĩa đích thực của nghi lễ truyền thống trong các hoạt động lễ hội, tránh tình trạng người tham gia lễ hội đi theo đám đông, tham gia lễ hội mà không biết mình đang làm gì, tưởng niệm ai, khấn vái như thế nào... làm mất đi ý nghĩa, giá trị của lễ hội.
Làm tốt việc tổ chức lễ hội sẽ góp phần vào việc xây dựng đời sống văn hóa, thúc đẩy phát triển du lịch.
Tuệ Minh
{name} - {time}
-
2025-02-10 06:34:00
Liên hoan Lân Sư Rồng mừng xuân 2025: Xác lập kỷ lục Việt Nam
-
2025-02-09 13:13:00
Quan Sơn: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số
-
2025-02-08 19:00:00
[Podcast] Truyện ngắn: Lời thì thầm của hoa bưởi
Lương Trung gìn giữ, phát huy văn hóa Mường
“Thả rông” - từ chữ đến nghĩa
[E-Magazine] - Bình yên dưới mái hiên nhà mẹ
Khai hội Xuân Yên Tử 2025 với nghi lễ rước kiệu quy mô lớn nhất từ trước tới nay
Hàng ngàn du khách đổ về Am Tiên ngày “mở cổng trời”
Khám phá những thiên đường nghỉ dưỡng tuyệt đẹp xuất hiện trong “Yêu nhầm bạn thân”
“Rạng rỡ Việt Nam” qua lăng kính kênh truyền hình CNC của Campuchia
[Podcast] - Tản văn: Tháng giêng vạn sự khởi đầu
Đặc sắc Lễ hội khai hạ suối cá thần Cẩm Lương