(Baothanhhoa.vn) - Dịp cuối năm, vào tết nhu cầu thực phẩm rất lớn, tuy nhiên đây cũng là thời điểm thuận lợi các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tái phát. Để ngăn chặn hiệu quả các loại bệnh dịch, đòi hỏi vừa phải có các biện pháp ngăn ngừa virus bệnh dịch lây lan, cao hơn là phải có biện pháp để ngăn chặn loại “virus” đáng sợ khác, đó là sự cực đoan, lơ là ở con người.

Phép thử trách nhiệm

Dịp cuối năm, vào tết nhu cầu thực phẩm rất lớn, tuy nhiên đây cũng là thời điểm thuận lợi các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tái phát. Để ngăn chặn hiệu quả các loại bệnh dịch, đòi hỏi vừa phải có các biện pháp ngăn ngừa virus bệnh dịch lây lan, cao hơn là phải có biện pháp để ngăn chặn loại “virus” đáng sợ khác, đó là sự cực đoan, lơ là ở con người.

Phép thử trách nhiệm

Ảnh minh họa.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 44 tỉnh, thành phố trong cả nước, hơn 20 nghìn con lợn đã phải tiêu hủy, trong đó các tỉnh tiếp giáp với Thanh Hóa đến nay vẫn chưa kiểm soát được dịch. Với tổng đàn lợn khoảng 1,3 triệu con, đây là mối lo rất lớn với ngành chăn nuôi Thanh Hóa ở thời điểm này.

Để đối phó với bệnh dịch, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa đã tăng cường các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn, tuy nhiên chưa có gì đảm bảo chắc chắn có thể chặn đứng được bệnh dịch. Bởi các biện pháp kỹ thuật và vắc-xin có thể ngăn được vius bệnh dịch, nhưng khó để mà chặn đứng được sự cố tình của người chăn nuôi và cả sự chủ quan, lơ là của một bộ phận cán bộ làm công tác chăn nuôi, thú y.

Ở nhiều người chăn nuôi, thường có tư tưởng muốn giấu dịch bệnh vì sợ khi thông báo bệnh dịch sẽ phải tiêu hủy gia súc, gia cầm. Đây chính là một trong những vấn đề dẫn đến dịch bệnh không được phát hiện, khoanh vùng sớm. Thực trạng này đang đặt ra một phép thử không chỉ cho riêng ngành nông nghiệp mà toàn thể chúng ta nếu không muốn bị điền tên vào danh sách địa phương có dịch.

Muốn ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh cần phải có sự hợp tác lớn hơn, trách nhiệm cao hơn của người chăn nuôi. Người chăn nuôi không thể vì lợi ích của riêng mình mà làm ảnh hưởng đến đại cục. Cùng với đó, trong những lần để xảy ra dịch bệnh trước đây cho thấy trách nhiệm của một số địa phương, cơ quan thú y cấp huyện có thời điểm chưa làm hết trách nhiệm. Cá biệt, vì phải chịu áp lực trước người chăn nuôi nên một bộ phận cán bộ chức năng đã thực hiện không đúng quy trình, quy định...

Dịch bệnh là điều không ai mong muốn, nhưng đây cũng được xem là “phép thử” về năng lực, trách nhiệm cho cả cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn và người chăn nuôi. Nếu như không đề cao được trách nhiệm trước cộng đồng, có sự mất cảnh giác, thậm chí tính toán trước dịch bệnh, sẽ bị động trước dịch bệnh.

Chúng ta đã từng xử lý không ít cán bộ lơ là, thiếu trách nhiệm trước dịch bệnh, tuy nhiên đây là điều mà không ai mong muốn cả. Với yêu cầu đảm bảo an toàn của đàn lợn trên địa bàn nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu thực phẩm dịp cuối năm, đòi hỏi cơ quan thú y, các địa phương và người chăn nuôi phải xem đây là phép thử thực sự về năng lực, ý thức, trách nhiệm của mỗi cơ quan, mỗi cán bộ trong phòng bệnh, phát hiện, xử lý bệnh dịch.

Lam Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]