(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, nguồn vật liệu xây dựng (VLXD) trên địa bàn tỉnh sản xuất bảo đảm chất lượng, sản lượng, không xảy ra tình trạng khan hiếm, ép giá vật liệu khi thi công các công trình xây dựng trọng điểm quốc gia và của tỉnh, như đầu tư xây dựng các dự án tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, các Khu Công nghiệp Bỉm Sơn, Lam Sơn - Sao Vàng, đường giao thông từ TP Thanh Hóa đi Cảng Hàng không Thọ Xuân, đường giao thông ven biển, đoạn Nga Sơn – Hoằng Hóa..., dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông qua tỉnh Thanh Hóa.

Phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh

Những năm qua, nguồn vật liệu xây dựng (VLXD) trên địa bàn tỉnh sản xuất bảo đảm chất lượng, sản lượng, không xảy ra tình trạng khan hiếm, ép giá vật liệu khi thi công các công trình xây dựng trọng điểm quốc gia và của tỉnh, như đầu tư xây dựng các dự án tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, các Khu Công nghiệp Bỉm Sơn, Lam Sơn - Sao Vàng, đường giao thông từ TP Thanh Hóa đi Cảng Hàng không Thọ Xuân, đường giao thông ven biển, đoạn Nga Sơn – Hoằng Hóa..., dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông qua tỉnh Thanh Hóa.

Phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh

Công nhân Nhà máy Xi măng Long Sơn trong ca sản xuất.

Trong quá trình phát triển các sản phẩm VLXD, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo nghiên cứu phát triển đa dạng các sản phẩm VLXD mới, có hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, đưa công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất VLXD để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường nội tỉnh, trong khu vực và xuất khẩu... Theo báo cáo của Sở Xây dựng, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 566 dự án đầu tư khai thác, chế biến, sản xuất VLXD (xi măng, gạch xây, đá xây dựng, đá ốp lát, cát xây dựng, tấm lợp, gạch gốm ốp lát, vôi công nghiệp...) đang hoạt động sản xuất ổn định, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cũng như các địa phương, nhất là khu vực miền núi. Các dự án sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh tạo việc làm ổn định cho khoảng 20 ngàn lao động, với thu nhập bình quân từ 5 - 7 triệu đồng/người/tháng, giá trị sản xuất VLXD và xuất khẩu khoáng sản làm VLXD trên địa bàn tỉnh hàng năm đạt khoảng 25.000 tỷ đồng. Để phát triển VLXD, Sở Xây dựng đã lập Đề án phát triển VLXD tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2045 và đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 467/QĐ-UBND ngày 27-1-2022. Đồng thời, sở phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát, bổ sung nhiều mỏ khoáng sản mới (đất, đá, cát) vào quy hoạch khoáng sản tỉnh Thanh Hóa, trình HĐND tỉnh, UBND tỉnh phê duyệt và đáp ứng đủ nhu cầu vật liệu cho các công trình xây dựng đã và đang thi công trên địa bàn. Tuy nhiên, quá trình phát triển VLXD những năm gần đây cho thấy, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh đã dừng hoặc giãn tiến độ đầu tư, nhu cầu sử dụng vật liệu giảm, nguồn lực về lao động thiếu, một số đơn vị sản xuất VLXD chỉ sản xuất cầm chừng, giảm sản lượng hoặc tạm dừng sản xuất một thời gian. Mặt khác, gần đây do giá xăng, dầu tăng, dẫn đến giá thành sản xuất VLXD tăng cao, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, gây khó khăn cho các đơn vị về nguồn kinh phí đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

Để phát triển VLXD trên địa bàn tỉnh theo hướng bền vững, thông tin từ Sở Xây dựng, cho thấy sở sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành, địa phương trong việc rà soát những khu vực có tiềm năng khoáng sản làm VLXD thông thường để tham mưu, trình UBND tỉnh phê duyệt bổ sung vào quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đã phê duyệt trước ngày 1-1-2019 hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung vào phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh và để quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Quản lý hiệu quả nguồn cung ứng VLXD, xử lý kịp thời các trường hợp găm hàng, giữ hàng, làm đứt gãy chuỗi cung ứng, đẩy giá tăng cao bất hợp lý, ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng các công trình, dự án đầu tư. Thường xuyên theo dõi, cập nhật biến động giá để kịp thời công bố giá VLXD, nghiên cứu quy trình, chu kỳ công bố theo quy định. Tổ chức quản lý, hướng dẫn đầu tư thực hiện các dự án đầu tư sản xuất VLXD theo quy hoạch khoáng sản đã được phê duyệt và theo mục tiêu của Đề án phát triển VLXD tỉnh Thanh Hóa, thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2045, đã được UBND tỉnh phê duyệt. Đi đôi với đó, Sở Xây dựng phối hợp với các cơ quan, địa phương, đơn vị có liên quan của tỉnh nghiên cứu công nghệ và giải pháp thu hút đầu tư các dự án sản xuất vật liệu mới (cát nghiền nhân tạo) thay thế cát, sỏi lòng sông; sử dụng tro, xỉ, thạch cao làm nguyên liệu sản xuất VLXD, cát nhiễm mặn làm vật liệu san lấp và sử dụng trong công trình xây dựng. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương và các đơn vị có liên quan kiểm tra các đơn vị được cấp phép khai thác đá làm VLXD, yêu cầu các chủ đầu tư phải lắp đặt thiết bị nghiền sàng đá theo dự án được duyệt để thu hồi tối đa khoáng sản, giảm thiểu tỷ lệ thất thoát và ô nhiễm môi trường. Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích các mỏ đá đầu tư thêm dây chuyền nghiền cát nhân tạo và sản xuất gạch không nung. Thường xuyên kiểm tra, rà soát các mỏ cát đã quy hoạch, cấp phép và các bãi tập kết cát sỏi lòng sông có nguy cơ gây sạt lở, ảnh hưởng đê điều và kịp thời báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo việc khắc phục, xử lý hoặc thu hồi theo quy định. Không xuất khẩu cát xây dựng khai thác từ tự nhiên và cân đối nhu cầu thị trường trong nước, bảo đảm dự trữ khoáng sản, quy định về chỉ tiêu kỹ thuật để xuất khẩu theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung theo hồ sơ thiết kế khai thác mỏ đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định. Chỉ thẩm định hồ sơ dự án có công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản làm VLXD tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường và bảo đảm các thủ tục, trình tự theo quy định của pháp luật hiện hành. Triển khai kịp thời, có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý hoạt động khai thác khoáng sản, sản xuất VLXD, nhất là lĩnh vực thăm dò, đầu tư xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản. Tăng cường công tác quản lý và công bố giá VLXD, nhất là các loại vật liệu được khai thác, sản xuất từ khoáng sản. Đánh giá đầy đủ trữ lượng, chất lượng các vị trí mỏ, giúp cho các nhà đầu tư lựa chọn phương án và giải pháp công nghệ phù hợp; sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả và bền vững; công bố danh mục tài nguyên các vị trí mỏ đã được dự kiến quy hoạch thăm dò để kêu gọi đầu tư. Tăng cường công tác chỉ đạo, tạo điều kiện và định hướng cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản đá làm VLXD thông thường và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ mới vào thăm dò, khai thác, chế biến. Trong đó, ưu tiên thu hút đầu tư các cơ sở sản xuất, chế biến khoáng sản đá làm VLXD có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, từng bước loại bỏ tình trạng khai thác, chế biến thủ công nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát công tác thăm dò, khai thác, chế biến đá làm VLXD thông thường.

Đi đôi với đó, Sở Xây dựng kiến nghị UBND cấp huyện, cấp xã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật hiện hành. Cập nhật kịp thời vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương đối với các mỏ khoáng sản đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt bổ sung vào quy hoạch khoáng sản tỉnh Thanh Hóa.

Xuân Hùng


Xuân Hùng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]