(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Chương trình trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội các xã khó khăn, huyện Thạch Thành đã triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển toàn diện các lĩnh vực, góp phần nâng cao chất lượng đời sống, từng bước giảm nghèo bền vững cho Nhân dân.

Phát triển kinh tế - xã hội ở các xã khó khăn

Thực hiện Chương trình trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội các xã khó khăn, huyện Thạch Thành đã triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển toàn diện các lĩnh vực, góp phần nâng cao chất lượng đời sống, từng bước giảm nghèo bền vững cho Nhân dân.

Phát triển kinh tế - xã hội ở các xã khó khăn

Từ sự hỗ trợ của Nhà nước và nguồn đóng góp của các hộ dân, nhiều tuyến đường giao thông thôn Định Hưng, xã Thạch Định, được mở rộng, bê tông hóa.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương, huyện đã đầu tư nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật quan trọng, như: Nâng cấp tuyến đường Hồ Chí Minh, đầu tư xây dựng mới tuyến đường Thành Mỹ - Nho Quan; Thành Minh - Thành Yên và nhiều tuyến đường giao thông khác, tỷ lệ đường giao thông được cứng hóa đạt 90,6% (tăng thêm 24% so với năm 2020), đạt 107,8% kế hoạch (KH). Nâng cấp hệ thống lưới điện đảm bảo hoạt động sinh hoạt và sản xuất của Nhân dân, tỷ lệ hộ dân được dùng điện lưới quốc gia đạt 100%. Các công trình thủy lợi, hồ đập, kênh mương được tăng cường đầu tư nâng cấp, đáp ứng 94% nhu cầu tưới tiêu, đạt 99% KH. Hệ thống công sở, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa - thể thao thôn, hạ tầng viễn thông, nước sạch, vệ sinh môi trường... được quan tâm đầu tư nâng cấp. Các công trình hạ tầng phát triển kinh tế được tăng cường thu hút đầu tư vào địa bàn, như: Các dự án chăn nuôi lợn tập trung tại Thạch Tượng, Thạch Lâm, Thành Yên, Thành Công; Dự án Khu Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp suối khoáng nóng Thành Minh; Nhà máy May xuất khẩu Thạch Tượng, Thành Minh; các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp khác; hệ thống chợ dân sinh, cửa hàng kinh doanh dịch vụ thương mại..., tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Thạch Thành, Lê Xuân Bình cho biết: Cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền về Chương trình trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội các xã khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS); triển khai sâu rộng công tác này với nhiều hình thức, phù hợp với từng đối tượng, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, sự đồng thuận của xã hội trong thực hiện chương trình... nhằm giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

Huyện đã thành lập các tổ công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chương trình, kịp thời nắm bắt, giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, đảm bảo sử dụng nguồn vốn ngân sách đúng mục tiêu, có hiệu quả. Huy động sự tham gia, giám sát của Nhân dân nhằm tránh lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án, nhất là các công trình đầu tư xây dựng bảo đảm triển khai đúng quy định, chất lượng và tiến độ thi công, góp phần mang lại hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân. Bên cạnh đó, huyện chú trọng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thủ tục hành chính theo hướng thông thoáng, công khai, minh bạch, nhất là các khâu về đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng. Thu hút vốn đầu tư toàn xã hội đạt cao, tạo nguồn lực quan trọng cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội. Giai đoạn 2020-2025, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 3.705 tỷ đồng, tăng 490,1 tỷ đồng so với năm 2020, đạt 102,9% KH.

Ngọc Trạo là một trong những xã khó khăn của huyện Thạch Thành. Những năm qua, xã đã sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ, tập trung đầu tư xây dựng dự án, công trình, phục vụ sản xuất, đời sống của Nhân dân. Bí thư Đảng ủy xã, Bùi Đặng Hùng cho biết: Xã luôn quan tâm công tác xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nghề và cho vay vốn giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; huy động các nguồn lực thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững. Khuyến khích người dân dồn đổi đất, hình thành các vùng sản xuất tập trung, cơ giới hóa đồng bộ, thực hiện các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu chuẩn chất lượng. Năm 2024, tổng giá trị sản xuất của xã đạt hơn 806,8 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 51,3 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1,36%. Kinh tế phát triển, người dân tự nguyện đóng góp sức người, tiền của mở rộng đường giao thông, xây dựng nhà văn hóa, đường điện chiếu sáng, trồng cây xanh, chỉnh trang nhà cửa... Trong tổng nguồn lực 183 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng NTM, đã có gần 150 tỷ đồng được huy động từ cộng đồng dân cư. Cuối năm 2024, xã Ngọc Trạo đã “cán đích” xã NTM theo đúng lộ trình đề ra.

Với sự chỉ đạo sát sao của huyện, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS giảm 9,8%/năm, đạt 292,4% KH; tỷ lệ hộ cận nghèo giảm bình quân 7,5%/năm, đạt 295% KH; tỷ lệ lao động người DTTS trong độ tuổi được qua đào tạo đạt 60%, đạt 120% KH; 95,7% đồng bào DTTS tham gia BHYT, đạt 100,7% KH. Các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, XDNTM, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, cho vay tín dụng ưu đãi... được chỉ đạo thực hiện tốt, góp phần cải thiện đáng kể điều kiện sống của người dân, đặc biệt là mức sống và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở kiên cố đến năm 2025 là 94% (tăng 50,5% so với năm 2020), đạt 140,8% KH. Việc hoàn thành một số chỉ tiêu đã tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo.

Bài và ảnh: Phan Nga



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]