Phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn
Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa trải qua một năm bứt phá, tốc độ tăng trưởng đạt 4,17%, cao nhất từ trước đến nay. Nhằm hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả cao, ngành NN&PTNT đang thực hiện quyết liệt các biện pháp tái cơ cấu, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn.
Giám đốc Sở NN&PTNT Cao Văn Cường kiểm tra sản xuất, thăm hỏi động viên bà con nông dân.
Gạo xứ Thanh vươn ra thị trường thế giới
Năm 2024, ngành NN&PTNT đã vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được nhiều kết quả, lấy lại được đà tăng trưởng đạt mức tăng trưởng khá toàn diện, góp phần vào tăng trưởng chung của cả tỉnh. Tổng giá trị sản xuất toàn ngành đạt 77.671 tỷ đồng, đứng thứ 9 toàn quốc, chiếm 13,4% tổng cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh. Toàn tỉnh duy trì diện tích gieo cấy lúa 227.500 ha/năm, đứng thứ nhất khu vực Bắc Trung bộ và Miền Bắc, sản lượng lương thực duy trì 1,57 triệu tấn/năm. Trong chăn nuôi, toàn tỉnh duy trì đàn trâu 162.000 con; đàn lợn 1,4 triệu con; đàn gia cầm 27 triệu con; đàn bò 191 nghìn con. Mặc dù dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp ở các địa phương lân cận, nhưng 3 năm liên tiếp trên địa bàn tỉnh không để xảy ra dịch bệnh nguy hiểm gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi. Diện tích rừng 650.000ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 53,86%; diện tích tre luồng lớn nhất cả nước với hơn 78.000ha. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 219.702 tấn. Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản đạt hơn 289,2 triệu USD. Nhiều mặt hàng xuất khẩu nông sản Thanh Hóa đã có mặt ở 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đặc biệt, năm 2024 lần đầu tiên Thanh Hóa có đơn hàng xuất khẩu gạo đến các thị trường Singapore, Nhật Bản, Australia. Trong tháng 11/2024 Công ty CP Mía đường Lam Sơn đã xuất đi Singapore 300 tấn gạo giá trị 200.000 USD, được sản xuất từ giống lúa thuần Japonica J02 có nguồn gốc từ Nhật Bản. Gạo được trồng theo quy trình nông nghiệp công nghệ hiện đại, tiêu chuẩn VietGAP và đã được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh.
Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hóa” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh. Đây là cơ sở để doanh nghiệp phối hợp với các địa phương trong tỉnh xây dựng mở rộng vùng nguyên liệu sản xuất lúa theo chuỗi giá trị, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.
Thu hoạch lúa mùa ở xã Thiệu Vũ (Thiệu Hóa).
Phó Giám đốc phụ trách thương mại xuất nhập khẩu, Công ty CP Mía đường Lam Sơn Trần Xuân Trung cho biết: “Hiện công ty đang hoàn tất thủ tục với đối tác Công ty Kematsu của Nhật là nhà kinh doanh gạo lớn thứ 2 của Nhật Bản và dự kiến tháng 6/2025 sẽ xuất lô hàng gạo đầu tiên sang thị trường Nhật Bản. Cũng trong năm 2025 công ty đã ký hợp đồng với đối tác xuất khẩu từ 1.200 tấn đến 1.500 tấn gạo sang thị trường các nước Singapore, Nhật Bản, Australia. Để có nguồn nguyên liệu gạo đạt chuẩn xuất khẩu, ngoài 500ha sản xuất lúa gạo của công ty ở huyện Thiệu Hóa, công ty còn liên kết trồng lúa với người dân các huyện Đông Sơn, Hà Trung, Triệu Sơn"...
Linh hoạt phát triển sản xuất nông nghiệp
Thực hiện Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, ngành NN&PTNT đã linh hoạt lồng ghép các chương trình, đề án, nhiệm vụ thực hiện phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đó, từng bước chuyển đổi tư duy từ sản xuất truyền thống phụ thuộc các yếu tố đầu vào, chưa quan tâm đến nguồn phụ phẩm và môi trường sang sản xuất theo mô hình kinh tế tuần hoàn, tái sử dụng tài nguyên hiệu quả và bền vững gắn với nhu cầu thị trường.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng thành công nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, thân thiện với môi trường và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường rõ rệt. Tiêu biểu như các mô hình: Lúa - cá tại huyện Hà Trung đạt tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 200ha; lúa - rươi tại các huyện Quảng Xương, Nông Cống với diện tích 13ha; bưởi hữu cơ tại huyện Yên Định, rau hữu cơ tại TP Thanh Hóa; lúa nếp hạt cau với tổng diện tích 830ha tại các huyện Ngọc Lặc, Bá Thước, Thạch Thành, Vĩnh Lộc và Hà Trung; nếp cái hoa vàng tại huyện Hà Trung với diện tích 220ha; xây dựng hoàn chỉnh quy trình và ứng dụng trên diện tích 6.900ha lúa sản xuất thông minh thích ứng biến đổi khí hậu tại các huyện Yên Định, Thiệu Hóa; sản xuất lúa theo hướng giảm phát thải, tạo tín chỉ carbon 90ha...
Người dân xã Nga Hải (Nga Sơn) sản xuất dưa vàng ứng dụng công nghệ cao.
Bên cạnh đó, thông qua các chương trình, dự án các hệ sinh thái tự nhiên rừng đã bị suy thoái được phục hồi, tái sinh tăng 11,41% tương đương với 10.287,48ha, nâng độ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 53,86%. Đặc biệt, trong năm 2024 toàn tỉnh có hơn 393.000ha rừng bán tín chỉ
carbon thu về hơn 200 tỷ đồng. Trong chăn nuôi có tới 75% trang trại chăn nuôi lợn, 72% trang trại chăn nuôi gia cầm, 100% trang trại chăn nuôi bò sữa áp dụng quy trình VietGAP, an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh đảm bảo hiệu quả trong phát triển chăn nuôi của tỉnh trên tổng số trang trại.
Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Cao Văn Cường, phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp vừa là xu hướng tất yếu và là một giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả. Hiện đơn vị đang tích cực phối hợp với các địa phương trong tỉnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân về kinh tế tuần hoàn, các yêu cầu, chủ trương và định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Đồng thời, lồng ghép nội dung kinh tế tuần hoàn vào các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, chương trình sản xuất hữu cơ, áp dụng đồng bộ khoa học - kỹ thuật theo chu trình khép kín, giảm sử dụng các vật tư đầu vào có nguồn gốc hóa học. Trong đó, tận dụng tối đa chất thải và phế, phụ phẩm của quá trình này là đầu vào của quá trình sản xuất khác nhằm giảm thiểu sự lãng phí, thất thoát sau thu hoạch, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao và nhất là giảm thiểu và đi đến triệt tiêu chất thải gây ô nhiễm môi trường.
Khuyến khích các tổ chức cá nhân, danh nghiệp, HTX áp dụng công nghệ tái chế, sử dụng phụ phẩm nông nghiệp, phát triển kinh tế tuần hoàn. Cùng với đó, đơn vị khuyến khích các tổ chức, cá nhân ứng dụng và chuyển giao các công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý, công nghệ thông tin, công nghệ xanh... phục vụ sản xuất, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bài và ảnh: Lê Hợi
{name} - {time}
-
2025-01-28 19:22:00
Triệu Sơn bứt phá, chinh phục khát vọng
-
2025-01-28 19:21:00
Bá Thước - Tâm thế mới, khát vọng mới
-
2025-01-27 19:15:00
Gieo niềm tin, mầm hy vọng đến với hộ nghèo, gia đình chính sách
Thị trường hàng hoá ngày 28 Tết: Hàng tươi sống đắt khách
Hướng tới xây dựng ngành thủy sản bền vững
Dự báo giá một số mặt hàng thực phẩm tươi sống tăng nhẹ
Bản tin Tài chính 27/1: Sát Tết, giá vàng tiếp tục lập đỉnh mới
2.800 cây xăng toàn quốc bán xuyên Tết
Nhộn nhịp phiên giao dịch tài chính cho hộ nghèo, gia đình chính sách
Ngành giao thông - vận tải cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh
Bản tin tài chính 26/1: Vàng giữ giá ngày cận Tết
Nhanh nhạy trước xu hướng mới: Hàng Việt khẳng định vị thế trên sân nhà