Phát huy giá trị văn hóa phục vụ yêu cầu đổi mới và phát triển quê hương, đất nước
Ngay từ khi dựng nước cho đến nay, bất cứ triều đại nào, thể chế nào thì việc thể hiện giá trị văn hóa đều được đề cao. Trong thời đại ngày nay, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam là nhiệm vụ có vị trí đặc biệt quan trọng, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, thực hiện thành công mục tiêu Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.
Khu Di tích Lam Kinh, điểm tham quan độc đáo của du khách khi đến xứ Thanh. Ảnh: CHI ANH
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nhiều biến cố thăng trầm, song văn hóa Việt Nam luôn kết tinh và lắng đọng được nhiều giá trị tích cực. Bước vào thế kỷ XXI, trong xu thế hội nhập, văn hóa Việt đứng trước nhiều thách thức mới. Thách thức của sự “xâm lăng văn hóa” phai nhạt, đánh mất bản sắc văn hóa, xói mòn những giá trị truyền thống của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế... Trước tình hình đó, ngày 9/6/2014, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (Nghị quyết số 33).
Với quan điểm và nhiều mục tiêu có tính vượt trước, Nghị quyết số 33 được ví như “kim chỉ nam” cho Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng quan niệm rằng: “Dù nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì khi nói đến văn hóa là nói đến những gì là tinh hoa, tinh túy nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ (một con người có văn hóa, một gia đình có văn hóa, một dân tộc có văn hóa; lối sống văn hóa, nếp sống văn hóa, cách ứng xử có văn hóa...)”.
Thực tiễn chứng minh, một quốc gia muốn phát triển bền vững thì yếu tố mềm là nguồn lực con người phải được đặt lên hàng đầu. Con người chính là nguồn tài nguyên, của cải quý giá, nguồn lực to lớn quyết định sức mạnh và thương hiệu quốc gia.
Nắm bắt kịp thời nội dung, tinh thần của Nghị quyết số 33, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành kế hoạch tổ chức quán triệt và xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết. Để Nghị quyết số 33 đi vào cuộc sống, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều chủ trương để tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thanh Hóa. Điều đó đã được thể hiện qua kết quả, trong 10 năm (2014-2024), tỉnh Thanh Hóa đã bố trí 6.501,9 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước cho các hoạt động xây dựng và phát triển văn hóa, con người, nhất là việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, xây dựng các thiết chế văn hóa. Bố trí ngân sách tổ chức hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học về văn hóa, văn học nghệ thuật, xuất bản sách đặt hàng về văn hóa, con người Thanh Hóa...
Ngay sau khi tiếp thu Nghị quyết 33, các thành phố, thị xã, huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã cụ thể bằng nhiều kế hoạch. Thông qua Kế hoạch 356 KH/TU ngày 15/8/2014 và Chương trình hành động số 3171-CTHĐ/UBND ngày 29/9/2014, Ban Thường vụ Thành ủy TP Thanh Hóa đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 33. Nhờ vậy, việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trên địa bàn thành phố đạt được những kết quả bước đầu. Trong đó, nổi bật là Chương trình xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện, trọng tâm là cuộc vận động “Người dân TP Thanh Hóa nói lời hay, làm việc tốt, hành động thân thiện”. Ngoài ra, việc huy động các nguồn lực để đầu tư hoàn thiện hệ thống thiết chế, công trình văn hóa được thành phố chú trọng. Từ năm 2014 đến nay, thành phố đã hỗ trợ kinh phí cho 137 phố, thôn xây dựng nhà văn hóa với số tiền 9,2 tỷ đồng; xây dựng Đề án “khôi phục bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi, trò diễn dân gian trên địa bàn thành phố”...
Để Nghị quyết số 33 đi vào thực tiễn đời sống, thời gian qua, TP Sầm Sơn dành khoảng 115 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách thành phố chiếm gần 84%, để trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa; phục dựng và phát triển các lễ hội truyền thống, trò chơi trò diễn dân gian, thể hiện rõ đặc trưng văn hóa của người dân vùng biển. Cuộc vận động “Xây dựng hình ảnh người Sầm Sơn đẹp trong lòng bạn bè, du khách” và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Thấm thía lời dạy “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” và “Cái gốc của văn hóa mới là dân tộc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tự hào là đất văn hiến khoa bảng, “địa linh nhân kiệt”, “tam vương nhị chúa”, truyền thống đánh giặc cứu nước, song với thực tiễn hiện nay, nhiều giá trị văn hóa đang lung lay, con người thờ ơ với “sức mạnh mềm” của văn hóa, ngày 4/7/2024 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU về tiếp tục xây dựng, phát triển văn hóa và con người Thanh Hóa trong thời kỳ mới (Nghị quyết số 17).
Mục tiêu chung của Nghị quyết số 17 hướng đến là xây dựng, phát triển toàn diện văn hóa, con người Thanh Hóa, hướng đến các giá trị chân - thiện - mĩ, trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, truyền thống lịch sử, cách mạng của quê hương, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền trong tỉnh. Chăm lo xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh, tiến bộ trong gia đình, dòng họ, khu dân cư, các cơ quan, đơn vị. Xây dựng nền văn học, nghệ thuật tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phát triển các sản phẩm văn hóa, du lịch đặc trưng có chất lượng cao mang đậm sắc thái xứ Thanh. Tập trung đầu tư nguồn lực để văn hóa, con người phát triển toàn diện, là nền tảng vật chất và tinh thần vững chắc, thực sự trở thành động lực, sức mạnh nội sinh quan trọng thúc đẩy Thanh Hóa phát triển nhanh và bền vững; phấn đấu đến năm 2030, trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; đến năm 2045, là tỉnh phát triển toàn diện và “kiểu mẫu” của cả nước.
Quán triệt, triển khai những nội dung cơ bản Nghị quyết số 17 huyện Hoằng Hóa cũng đã thông qua kế hoạch hành động. Theo đó, huyện đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Hoằng Hóa; xây dựng các thiết chế, công trình văn hóa, thể thao từ huyện đến cơ sở theo hướng đồng bộ, hiện đại; đầu tư xây dựng mới một số công trình cấp huyện. Mục tiêu đến năm 2045, xây dựng con người Hoằng Hóa phát triển toàn diện, văn minh, giàu đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển hiện đại, là một trong những trung tâm văn hóa của tỉnh.
Xã Thiệu Toán (Thiệu Hóa) - vùng quê cách mạng, một “địa chỉ đỏ” của phong trào cách mạng trong huyện, tỉnh và cả nước. Các “làng tự do" Cựu Thôn, “làng bình đẳng” Mao Xá, luôn đi đầu trong đấu tranh cách mạng. Nhiều đồng chí như Lê Công Thanh, Tố Hữu, Lê Chủ, Lê Tất Đắc... đã từng ở đây hoạt động và chỉ đạo phong trào, được Nhân dân nuôi nấng, chở che. Cũng từ đây, lệnh tổng khởi nghĩa trong toàn tỉnh Thanh Hóa được phát ra. Chỉ 15 năm sau ngày Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (1930-1945) đã có 18 người con ưu tú của quê hương Thiệu Toán được kết nạp vào Đảng...
Truyền thống ấy là niềm tự hào song cũng là trăn trở của cấp ủy và Nhân dân Thiệu Toán. Đồng chí Lê Doãn Mạnh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã tự hào nói với chúng tôi: “Trên cơ sở những kết quả đạt được, địa phương tiếp tục huy động sức dân, tập trung mọi nguồn lực để hoàn thiện kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, nhân rộng các mô hình kinh tế tiêu biểu... Thiệu Toán phấn đấu đến cuối năm 2024 đạt xã NTM nâng cao, tiến tới NTM kiểu mẫu trong thời gian tới”.
Những nghị quyết chiến lược về văn hóa cho chúng ta thấy mục tiêu chung là xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước.
Việt Nam nói chung, Thanh Hóa nói riêng tự hào có nền văn hóa lâu đời, đa dạng, phong phú, giàu bản sắc. Có được sự chỉ đạo, sự đầu tư, khơi thông nguồn lực của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, là nguồn lực, sức mạnh để chúng ta tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa dân tộc; là động lực, sức mạnh nội sinh quan trọng thúc đẩy Thanh Hóa phát triển nhanh và bền vững; phấn đấu đến năm 2030, trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; đến năm 2045, là tỉnh phát triển toàn diện và “kiểu mẫu” của cả nước.
CHI ANH
{name} - {time}
-
2024-12-22 09:52:00
Hạc Thành xưa - TP Thanh Hóa nay
-
2024-12-22 09:50:00
Mở Đường (Bài 3): Trên đường ta đi tới...
-
2024-08-24 10:27:00
Dấu xưa kinh thành Vạn Lại - Yên Trường
Chàng Mo Ậu
Trên mảnh đất huyền thoại, tâm linh
Giải ngân nguồn vốn đầu tư công, phát huy hiệu quả vào phát triển kinh tế - xã hội
Cuộn băng ký ức về thời sinh viên
Ông Lê Thanh Hải, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa: “Huyện Hoằng Hóa bước vào hành trình xây dựng và phát triển thành thị xã, đô thị loại IV trước năm 2030 với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”
Ký ức xứ Thanh qua các ngôi làng cổ
Để tình đồng chí là động lực trong “cuộc chiến” giữa thời bình
Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi
Những lá thư thời chiến: Chuyện không chỉ của ngày hôm qua