(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa tự hào là quê hương của nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Trong nhiều năm qua, Ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân là dịp tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Từ vùng nông thôn, miền núi, miền biển nhiều hoạt động văn hóa cộng đồng được các khu dân cư tổ chức đã thu hút đông đảo quần chúng Nhân dân tham gia, qua đó giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.

Phát huy giá trị văn hóa cộng đồng dân cư trong Ngày hội Đại đoàn kết

Thanh Hóa tự hào là quê hương của nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Trong nhiều năm qua, Ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân là dịp tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Từ vùng nông thôn, miền núi, miền biển nhiều hoạt động văn hóa cộng đồng được các khu dân cư tổ chức đã thu hút đông đảo quần chúng Nhân dân tham gia, qua đó giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.

Phát huy giá trị văn hóa cộng đồng dân cư trong Ngày hội Đại đoàn kếtMột tiết mục khua luống và múa quạt của đồng bào dân tộc Thái, bản Tong, xã Trung Tiến (Quan Sơn) trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Về dự Ngày hội ĐĐK toàn dân tộc tại bản Tong, xã Trung Tiến (Quan Sơn), nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Thái, chúng tôi được chứng kiến đời sống văn hóa cộng đồng tốt đẹp của bà con nơi đây vẫn được lưu giữ và phát huy. Trong cuộc sống hiện đại, với sự du nhập của nhiều kiểu thời trang bắt nhịp xu hướng mới, nhưng những bộ váy áo của người phụ nữ đồng bào Thái vẫn luôn được yêu thích với màu sắc rực rỡ, hoa văn phong phú, nổi bật.

Ông Hà Văn Khăm, bí thư chi bộ, trưởng bản Tong cho biết: Đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Thái hết sức phong phú, được thể hiện qua các phong tục tập quán, thông qua các hoạt động như khua luống, ném còn, những làn điệu dân ca, dân vũ, hát ru, đồng dao, hát khặp, khèn bè, biểu diễn cồng chiêng, múa Pồn Pôông, điệu khặp, điệu xòe, khua luống... Những hoạt động văn hóa đều xuất phát từ cuộc sống lao động của người dân, thông qua tổ chức Ngày hội ĐĐK toàn dân là dịp để cộng đồng dân cư thêm gắn bó, tương thân tương ái hỗ trợ cùng nhau phát triển, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc.

Trong hơn 20 năm qua, thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 12-3-2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát huy sức mạnh ĐĐK toàn dân, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, hằng năm Đảng đoàn, Ban Thường trực Ủy Ban MTTQ tỉnh đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành các văn bản chỉ đạo tổ chức Ngày hội ĐĐK toàn dân tộc ở khu dân cư trên địa bàn tỉnh. Đến nay, Ngày hội ĐĐK toàn dân tộc đã thực sự là ngày hội lớn của toàn dân, góp phần củng cố và phát huy sức mạnh khối ĐĐK, tạo đồng thuận thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ từ mỗi địa phương, cộng đồng dân cư.

Cùng với việc phát huy tình làng, nghĩa xóm, thông qua tổ chức các hoạt động văn hóa, trong Ngày hội ĐĐK đã góp phần khơi dậy trong Nhân dân ý thức bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Nhiều địa phương đã huy động được sức mạnh Nhân dân trong việc đóng góp, bảo tồn, gìn giữ các di tích lịch sử văn hóa của đất nước, quê hương. Tại phần hội, các nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc, những làn điệu dân ca, dân vũ, hát ru, đồng dao, hát khặp, khèn bè, biểu diễn cồng chiêng, nhị, sáo, trống, chèo cổ, múa trống cơm, múa đèn, múa Pôồn Pôông, điệu khắp, điệu xòe, khua luống, biểu diễn đàn môi, khèn lá... kết hợp phục dựng các nghi lễ lớn của đồng bào các dân tộc anh em. Các trò chơi dân gian, hội thi được tổ chức như ném còn, đẩy gậy, bắn nỏ... kết hợp với giao lưu thể thao bóng đá, bóng chuyền, kéo co... Các tiết mục giao thoa văn hóa giữa các dân tộc cùng nhau chung sống Kinh, Mường, Thái, Mông, Thổ, Khơ Mú.

Từ các hoạt động được tổ chức tại ngày hội, Nhân dân cũng hiểu rõ hơn về nhiệm vụ chính trị của địa phương, thấy được trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình trong xây dựng cộng đồng dân cư văn hóa, đoàn kết. Ngày hội đã góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, thuần phong, mỹ tục và tình đoàn kết, nghĩa đồng bào trong mỗi cộng đồng. Thông qua tổ chức ngày hội, các phong trào, các cuộc vận động được triển khai thực hiện hiệu quả, trọng tâm là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, chất lượng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Làng, tổ dân phố văn hóa” ngày càng được nâng cao; những hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang đã dần được xóa bỏ; các lễ hội được diễn ra theo đúng quy định, bảo đảm trang trọng, tiết kiệm; 100% khu dân cư rà soát bổ sung quy ước, hương ước phù hợp với giai đoạn hiện nay.

Bài và ảnh: Minh Hiếu



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]