Ôm giấc mơ vượt núi
Mẹ vừa đi qua giấc mơ của Cấu. Mẹ mặc chiếc váy truyền thống của đồng bào Mông, đi chân đất. Cấu nhớ mẹ! Đã gần 2 tháng nay, kể từ ngày Cấu xuống thành phố học tiếng Hàn, em chưa về nhà.
Cấu và Đua trong căn phòng trọ.
Thao Văn Cấu ở bản Pù Đứa, xã Quang Chiểu và Hơ Văn Đua ở bản Cơm, xã Pù Nhi (Mường Lát) là hai chàng trai người Mông đều sinh năm 2006. Cấu và Đua là bạn học, các em cùng nhau xuống thành phố học tiếng Hàn để đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) tại Hàn Quốc với khát khao... thoát nghèo. “Bố mất rồi. Nhà em nghèo lắm không có tiền đi học xa đâu. Em đi làm kiếm tiền. Ở xã, nhiều gia đình phất lên, xây nhà, mua xe nhờ đi XKLĐ nên em đã tìm hiểu và xin phép mẹ", Cấu nói.
Còn Đua, ở bản Cơm đa phần thanh niên học hết cấp 2 hoặc cấp 3 sẽ rời bản đi làm ở thành phố. Sau khi tích cóp được chút tài sản thì về quê lập gia đình, và khi cần tiền họ lại rời bản đi làm thuê. Bố của Đua trong số đó. Khác với hầu hết phụ huynh luôn muốn cho con học đại học, nhìn cảnh nhiều sinh viên ra trường không xin được việc làm, bố mẹ Đua đã thay đổi tư tưởng, chọn con đường XKLĐ cho con trai.
18 tuổi, Đua là thanh niên đầu tiên ở bản Cơm đăng ký đi XKLĐ. Ngày Đua xuống thành phố học tiếng, mẹ bán đi con trâu để cho cậu 4 triệu đồng. Đóng cho trung tâm 2 triệu, chỉ còn 2 triệu đồng. Được sự giới thiệu của những người đi trước, Cấu và Đua thuê một căn phòng trong xóm trọ trên đường Trần Nguyên Hãn, phường Đông Thọ (TP Thanh Hóa) với giá 600.000 đồng. Ở đó, 6 phòng khác cũng đang có người thuê, hầu hết là thanh niên học tiếng để đi XKLĐ.
Phòng trọ của Cấu và Đua không có cửa. Đi qua gian nhà chất đầy đồ không dùng đến của chủ nhà, nơi ở của họ chỉ có duy nhất một chiếc giường ghép bằng những tấm ván thừa và không có tủ quần áo. Bếp nấu ăn đặt cạnh nhà vệ sinh ngăn cách với giường ngủ bằng một tấm vải cũ. Giá trị nhất trong căn phòng có lẽ là thùng gạo mang từ quê xuống và chiếc quạt điện vừa sắm. Cấu và Đua cho biết ngoại trừ khoản tiền học phí đóng cho trung tâm còn thiếu, thì mọi thứ đều ổn.
Những thanh niên vùng cao như Cấu và Đua phải đối mặt với đầy nguy cơ: bất đồng ngôn ngữ, bất đồng văn hóa, họ dễ bị lừa, dễ bị bóc lột, thậm chí gặp nguy hiểm về thân thể. Họ sợ.... nhưng bà chủ trọ không thể ngừng thu tiền nhà khi sang tháng mới, bụng không thể nhịn đói khi hết gạo, điện thoại cần nạp tiền... Đua bảo: “Em đang đi tìm việc gần đây, nhưng hơi khó vì thời gian học không cố định. Thêm nữa, chúng em không có xe máy nên cũng không đi xa được. Một anh cùng quê hứa hỏi việc ở công trường cho chúng em, nếu được đi làm chúng em sẽ có thêm một khoản để chi tiêu”.
Có vẻ, những chàng trai trẻ đã suy nghĩ thông suốt. Cấu nói thêm: “Chúng em sinh ra và lớn lên ở miền núi, làm nông từ bé nên chọn cách đi làm nông nghiệp tại Hàn Quốc là phù hợp. Sau này còn mang kiến thức học hỏi ở nước ngoài về khởi nghiệp trên mảnh đất của quê hương”.
Trận mưa đêm qua đã làm cây cối xiêu vẹo, nhưng dường như chúng tươi tốt hơn rất nhiều, lá cây xanh hơn và đám cỏ dại phía chân tường bắt sáng long lanh vì những hạt sương còn kết đọng thành từng giọt trên lá. Cấu và Đua cũng như những thanh niên người Mông khác vẫn đang chật vật giải bài toán mưu sinh của đời mình. Nhưng tôi tin, họ sẽ thành công, bản làng một ngày sẽ thay đổi.
Cấu trong trang phục truyền thống của dân tộc mình.
Thực tế cho thấy, ở Mường Lát diện tích đất sản xuất ít và nghèo dinh dưỡng. Lâm sản phụ từ rừng không đủ để duy trì, đảm bảo cuộc sống hằng ngày của người dân. Những năm gần đây, thanh niên ở huyện vùng biên giới Mường Lát đã tỏa đi làm ăn khắp nơi, để cải thiện đời sống kinh tế. Tuy nhiên, chỉ những người mạnh dạn đi XKLĐ mới thực sự mang lại cuộc sống ấm no, làm thay đổi bộ mặt cả một vùng quê. Theo Bí thư Huyện ủy Mường Lát Hà Văn Ca, công tác XKLĐ trong thời gian qua được huyện rất quan tâm. Số lượng lao động ở các xã tham gia đi làm việc ở ngoài nước ngày càng nhiều. Trong đó, xã Quang Chiểu là địa phương có nhiều người đi XKLĐ nhất huyện với gần 400 người. Địa phương này đang có hơn 50 người tham gia học tiếng Hàn và hơn 30 người đã thi xong đang chờ làm thủ tục xuất cảnh.
“Chỉ tính riêng năm 2023, tổng số tiền lao động nước ngoài gửi về xã Quang Chiểu ước đạt hơn 80 tỷ đồng. Nhiều gia đình thoát nghèo, giàu lên nhờ có con, em lao động ở nước ngoài. XKLĐ không những tăng nguồn thu nhập, nâng cao đời sống, quan trọng hơn còn làm thay đổi nhận thức, tư duy của người lao động khi hết thời hạn trở về địa phương”, Bí thư Huyện ủy Mường Lát chia sẻ.
Bài và ảnh: Tăng Thúy
{name} - {time}
-
2024-11-21 10:11:00
IELTS 7.0 cần bao nhiêu từ vựng? Bí quyết học từ vựng hiệu quả
-
2024-11-21 10:01:00
Đầu tư mua sắm trang thiết bị theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 gặp khó
-
2024-08-12 09:03:00
Lịch công bố điểm chuẩn của các trường đại học
Trao tặng tủ sách và thiết bị trường học cho các trường học trên địa bàn huyện Yên Định
Trao tặng tủ sách và thiết bị cho các trường học vùng đặc biệt khó khăn
Yên Định: Tuyên dương, khen thưởng 208 giáo viên và học sinh có thành tích cao trong các kỳ thi năm 2024
Nguyện vọng đăng ký lĩnh vực khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên tăng 85%
Sinh viên Trường Đại học Hồng Đức say mê nghiên cứu khoa học
Khóa học An toàn hóa chất của Viện Đào tạo và Hợp tác Giáo dục
Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2025 dự kiến diễn ra vào các ngày 26 và 27/6
Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về tỷ lệ đăng ký tuyển sinh các ngành đại học
Yêu cầu không dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa Ngữ văn để kiểm tra