(Baothanhhoa.vn) - Gần 2 năm qua, việc thẩm định xã nông thôn mới kiểu mẫu (NTMKM) trên địa bàn tỉnh đã được yêu cầu đăng ký ít nhất một tiêu chí nổi trội. Quan điểm: “đã là kiểu mẫu phải là mẫu hình để các xã, các đoàn tham quan, học tập - ít nhất là một lĩnh vực cụ thể” đã trở thành “bản sắc” riêng ở những xã NTMKM gần đây.

“Nhìn lại 2 năm thực hiện Chương trình Xây dựng Nông thôn mới” (Bài 8): Phát triển tiêu chí nổi trội ở những xã nông thôn mới kiểu mẫu

Gần 2 năm qua, việc thẩm định xã nông thôn mới kiểu mẫu (NTMKM) trên địa bàn tỉnh đã được yêu cầu đăng ký ít nhất một tiêu chí nổi trội. Quan điểm: “đã là kiểu mẫu phải là mẫu hình để các xã, các đoàn tham quan, học tập - ít nhất là một lĩnh vực cụ thể” đã trở thành “bản sắc” riêng ở những xã NTMKM gần đây.

“Nhìn lại 2 năm thực hiện Chương trình Xây dựng Nông thôn mới” (Bài 8): Phát triển tiêu chí nổi trội ở những xã nông thôn mới kiểu mẫuCảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp tại thôn Tỉnh Thôn 2, xã NTMKM Xuân Hòa (Thọ Xuân).

Tin liên quan:
  • “Nhìn lại 2 năm thực hiện Chương trình Xây dựng Nông thôn mới” (Bài 8): Phát triển tiêu chí nổi trội ở những xã nông thôn mới kiểu mẫu
    “Nhìn lại 2 năm thực hiện Chương trình Xây dựng Nông thôn mới” (Bài 7): Khơi ...

    Phát triển sản xuất được xem là giải pháp nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống người dân, đồng thời tạo tiền để huy động nguồn lực, thực hiện hiệu quả các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (XDNTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Vì vậy, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp góp phần tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế nông thôn. Trong đó, đẩy mạnh cải tạo vườn tạp và ứng dụng khoa học - kỹ thuật sản xuất để xây dựng “vườn hộ”, “vườn mẫu” nhằm đánh thức tiềm năng quỹ đất vườn còn là giải pháp góp phần tạo diện mạo nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp; nâng cao thu nhập cho người dân và chất lượng XDNTM tại địa phương.

Cuối tháng 2-2023, UBND huyện Đông Sơn đã tổ chức công bố xã Đông Khê đạt chuẩn NTMKM, trở thành xã NTMKM thứ 10 của tỉnh Thanh Hóa. Xã Đông Khê đã sớm xác định công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân là nhiệm vụ quan trọng nên chọn y tế là tiêu chí nổi trội để phấn đấu. Từ 10 năm trước, địa phương đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế, hằng năm sau đó đều được các đoàn kiểm tra của tỉnh và huyện Đông Sơn chấm điểm, đánh giá duy trì tốt tiêu chí. Nếu xét theo chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM gần đây nhất, thì năm 2021 xã được chấm điểm 95/100 và năm 2022 tăng lên 97/100 điểm. Đây cũng là một trong những xã có số điểm được chấm cao nhất ở huyện Đông Sơn cũng như của toàn tỉnh.

Thăm xã thuần nông ven Quốc lộ 47 này, công trình Trạm Y tế xã Đông Khê được xây dựng 2 tầng khang trang ven một hồ nước, tọa lạc ở không gian thoáng đãng. Tổng diện tích sàn tới 520m2, bố trí thành 12 phòng chức năng, có nhiều thiết bị y tế hiện đại để khám, điều trị và lưu trú cho bệnh nhân. Ngoài duy trì được vườn thuốc nam trong khuôn viên trạm y tế với 70 loại cây, nơi đây còn chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc thiết yếu trong danh mục bảo hiểm y tế. Không nhiều trạm y tế cấp xã có máy siêu âm màu 4D, máy xét nghiệm nước tiểu 13 thông số, máy xét nghiệm máu, các thiết bị sinh hóa..., đã tạo nên sự khác biệt trong phát triển tiêu chí y tế theo Chương trình xây dựng NTM ở Đông Khê. Về nhân lực, Trạm Y tế xã hiện có 1 bác sĩ, 1 cử nhân điều dưỡng, 1 y sĩ cao đẳng, 1 y sĩ định hướng sản nhi và 1 y sĩ đa khoa, đáp ứng tốt nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân.

Hằng năm, xã đều triển khai kế hoạch và hoàn thành các chương trình chăm sóc sức khỏe Nhân dân, như: phòng, chống bệnh truyền nhiễm, khám sức khỏe cho người cao tuổi, học sinh. Theo thống kê từ UBND xã Đông Khê, đến thời điểm hiện tại có 94% người dân trong xã được lập hồ sơ sức khỏe điện tử, cao hơn hẳn mức trung bình toàn tỉnh (hiện mới chỉ đạt 30%). Các bệnh thông thường như cao huyết áp, đái tháo đường... trên địa bàn xã được thống kê và quản lý, duy trì điều trị với hơn 90% số bệnh nhân. Quá trình thẩm định tiêu chí y tế trong xây dựng NTMKM vừa qua của ngành y tế, Đông Khê được đánh giá là điển hình của tỉnh, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí kiểu mẫu nổi trội nhất.

Là quê hương của “Trạng Quỳnh”, được đánh giá là vùng đất học nên trong quá trình xây dựng NTMKM, xã Hoằng Lộc (Hoằng Hóa) đã tập trung cho tiêu chí giáo dục. Từ khi xây dựng NTM nâng cao, chính quyền và Nhân dân trong xã đã xác định việc học là một “nghề” để kiếm sống, thoát nghèo và xây dựng quê hương. Phát huy truyền thống hiếu học, xã NTMKM đầu tiên của huyện Hoằng Hóa đã sớm từng bước xây dựng, đầu tư cho giáo dục. Xã đã chỉ đạo xây dựng 7/7 thôn thành những điểm sáng học tập. Các chi bộ thôn, dòng họ, hội khuyến học trên địa bàn đều được khuyến khích vận động, hỗ trợ phong trào học tập.

Trong quá trình xây dựng NTM các cấp độ, xã Hoằng Lộc đã huy động tổng nguồn lực gần 15,3 tỷ đồng cho phát triển tiêu chí giáo dục, trong đó ngân sách xã gần 12 tỷ đồng, còn lại là Nhân dân và con em xa quê tình nguyện đóng góp. Từ nguồn lực huy động, xã đã lắp đặt các phòng tin học cho học sinh, xây dựng thư viện xanh, mua sắm các trang thiết bị phục vụ dạy và học, hiện đại hóa hệ thống hạ tầng giáo dục trong xã. Những năm gần đây ngành giáo dục huyện Hoằng Hóa luôn xác định Trường Tiểu học Lê Mạnh Trinh và Trường THCS Tố Như của xã Hoằng Lộc là các đơn vị trọng điểm về phát triển giáo dục các bậc học. Chỉ tính 3 năm gần nhất, học sinh ở Hoằng Lộc đạt nhiều giải thưởng trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế. Năm 2000, em Nguyễn Phi Lê đoạt giải nhì Olympic Toán quốc tế tổ chức tại Hàn Quốc. Năm 2021, em Bùi Lê Na giành Huy chương Vàng môn Vật lý khu vực châu Á Thái Bình Dương; em Hoàng Thị Loan giành giải nhất môn Văn quốc gia; em Nguyễn Quốc Trí giành giải ba môn Hóa học quốc gia; em Lê Thị Khanh đoạt giải khuyến khích môn Toán quốc gia. Cùng năm, xã có học sinh Nguyễn Minh Tú đạt thủ khoa khối A1 của tỉnh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia... Trong các kỳ thi học sinh giỏi từ cấp huyện đến cấp tỉnh gần đây, Hoằng Lộc đều có hơn 100 em đạt giải từ khuyến khích trở lên, hằng năm xã có từ 40 đến 50 học sinh đậu đại học... Sau nhiều năm nỗ lực phấn đấu, Hoằng Lộc đã trở thành điểm sáng của vùng đất học Hoằng Hóa, là địa phương vinh dự được huyện chọn để tổ chức Lễ hội Bút nghiên hằng năm nhằm tôn vinh sự học trên địa bàn.

Vừa được thẩm định đạt chuẩn NTMKM vào ngày 2-3, xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn cũng khẳng định được tiêu chí nổi trội trong xây dựng NTM của tỉnh trong việc chuyển đổi số. Xã đã thành lập Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh. Hiện 100% công chức xã được cấp tài khoản và sử dụng phần mềm xử lý công việc. Lãnh đạo xã đã ký các văn bản bằng chữ ký số, hệ thống văn bản gần như 100% xử lý trên môi trường mạng - điều mà chính quyền cấp huyện nhiều nơi còn chưa làm được. Hiện xã Vân Sơn cũng xây dựng được 2 phòng họp trực tuyến với quy mô 50 và 300 chỗ ngồi. Trong sản xuất, địa phương cũng có trang trại lợn 5.000 con lắp cảm biến điều chỉnh nhiệt độ tự động, mô hình trồng trọt trong nhà lưới được điều khiển tưới tự động bằng điện thoại thông minh...

Gần 2 năm qua, nhiều xã NTMKM của tỉnh cũng phát huy được thế mạnh riêng của mình trong xây dựng tiêu chí nổi trội. Xã Xuân Hòa (Thọ Xuân) lấy việc xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp làm tiêu chí nổi trội. Tại huyện Đông Sơn, xã Đông Minh lại lấy việc phát triển “cơ sở vật chất văn hóa” làm thế mạnh. Xã NTMKM Quảng Bình (Quảng Xương) còn đăng ký thực hiện cùng lúc 2 tiêu chí nổi trội là “Phát triển cơ sở vật chất, xây dựng thiết chế văn hóa” và “Xây dựng cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp”. Tương tự, các xã Trường Sơn (Nông Cống), Quảng Lưu (Quảng Xương), Đông Văn (Đông Sơn)... cũng có những thế mạnh riêng được khẳng định.

Theo Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh Dương Văn Giang: Đến đầu tháng 3-2023 Hội đồng Thẩm định xã đạt chuẩn NTMKM tỉnh Thanh Hóa đã xét, bỏ phiếu xã Vân Sơn (Triệu Sơn) đạt chuẩn NTMKM, trở thành xã thứ 12 của tỉnh đạt danh hiệu này. Những xã NTMKM có điều kiện kinh tế phát triển, diện mạo nông thôn và môi trường xanh - sạch - đẹp, đời sống vật chất và tinh thần người dân được nâng cao. Ngoài những tiêu chí chung phải đạt theo yêu cầu, tiêu chí nổi trội ở những xã NTMKM gần đây đã trở thành nét riêng, tạo sự khác biệt ở các vùng quê.

Bài và ảnh: Lê Đồng

Bài 9: Phát triển tiêu chí “mềm” trong xây dựng nông thôn mới.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]