(Baothanhhoa.vn) - Nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong XDNTM, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, góp phần XDNTM đi vào chiều sâu, hiệu quả, thời gian qua, các địa phương đã triển khai nhiều mô hình, chương trình hoạt động về chuyển đổi số ở nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong XDNTM, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, góp phần XDNTM đi vào chiều sâu, hiệu quả, thời gian qua, các địa phương đã triển khai nhiều mô hình, chương trình hoạt động về chuyển đổi số ở nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mớiLắp đặt camera thông minh tại thôn 4, xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa).

Là một trong những điển hình thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, xã Thiệu Trung đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, xây dựng kế hoạch về chuyển đổi số trên địa bàn và đề ra các chỉ tiêu cụ thể cho từng giai đoạn để tập trung thực hiện. Trong đó, xã tập trung thực hiện xây dựng chính quyền số để góp phần định hướng, quản lý, hỗ trợ kinh tế số, xã hội số, hạ tầng số phát triển; nêu cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu; đặt người dân, doanh nghiệp vào vị trí trung tâm trong công tác chuyển đổi số. Bên cạnh đó, đa dạng hóa công tác tuyên truyền về lợi ích, tầm quan trọng của việc chuyển đổi số để người dân hiểu rõ, hưởng ứng thực hiện trên hệ thống loa truyền thanh của xã, thôn, các hội nghị, các nền tảng mạng xã hội, như: zalo, trang thông tin điện tử... Cùng với đó, xã đã triển khai thu phí, lệ phí bằng hình thức trực tuyến cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu thanh toán lệ phí bằng tài khoản ngân hàng, góp phần đảm bảo tính minh bạch trong quá trình thu phí và lệ phí thủ tục hành chính. Thời gian qua, xã Thiệu Trung đã bắt đầu triển khai thực hiện thí điểm mô hình “3 không" trong chuyển đổi số, đó là: không phải khai báo thông tin nhiều lần trong thực hiện dịch vụ công, không dùng tiền mặt trong một số dịch vụ thiết yếu và không cần tiếp xúc trực tiếp với chính quyền. Từ đó, đã nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền xã, góp phần giải quyết kịp thời các thủ tục hành chính và giao dịch của các tổ chức, công dân, nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Điển hình trong công tác chuyển đổi số trên địa bàn xã là thôn 4. Hiện nay, thôn đã có hệ thống wifi miễn phí để người dân truy cập thông tin, trưởng thôn điều hành hệ thống loa truyền thanh, hệ thống camera an ninh, hệ thống điện chiếu sáng công cộng bằng điện thoại di động...

Tại nhiều xã trên địa bàn tỉnh, chính quyền địa phương cũng khuyến khích người chăn nuôi đưa công nghệ thông tin, các tiến bộ khoa học để áp dụng xây dựng quy trình sản xuất minh bạch, quản lý từ khâu nhập khẩu giống, sản xuất đến bán hàng. Tại trang trại chăn nuôi chồn hương xã Thọ Tân (Triệu Sơn), ông Đào Phan Tuấn, cho biết: "Để nâng cao hiệu quả sản xuất, tôi đã lắp đặt hệ thống camera trong khu vực chuồng nuôi để chủ động giám sát trang trại qua điện thoại, tivi... Việc lắp camera giúp tôi nhanh chóng phát hiện những bất thường của con nuôi; quản lý quá trình chăm sóc, thời gian cho vật nuôi ăn uống của người lao động... Việc áp dụng công nghệ số vào chăn nuôi đã giúp trang trại giảm được số lao động thường xuyên từ hơn 10 người xuống còn 3 người như hiện nay, đồng thời ngăn ngừa được nguy cơ nhiễm bệnh trên đàn vật nuôi nếu có quá nhiều người ra vào trang trại".

Để thúc đẩy chuyển đổi số trong XDNTM, hướng tới NTM thông minh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 252/KH-UBND ngày 20/10/2022 và các văn bản chỉ đạo làm căn cứ để các ngành, địa phương triển khai thực hiện. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông cũng phát triển hạ tầng, mở rộng mạng lưới, nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các đơn vị có liên quan để tham mưu, thẩm định các chương trình, dự án ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, XDNTM được tổ chức đồng bộ, thống nhất trên nền tảng công nghệ số, 100% hồ sơ công việc cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được xử lý trên môi trường mạng, vượt so với chỉ tiêu đến năm 2025.

Hiện, toàn tỉnh đã triển khai xây dựng được 14 thôn thông minh thuộc các xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 3 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu với lĩnh vực nổi trội về chuyển đổi số là Vân Sơn (Triệu Sơn), Thiệu Trung (Thiệu Hóa) và Đông Khê (Đông Sơn).

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]