(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đã phát triển được 317 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm đạt chất lượng 5 sao quốc gia, 54 sản phẩm 4 sao và 262 sản phẩm 3 sao. Sau hơn 4 năm triển khai Chương trình OCOP với những cách làm linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, đã thực sự thổi một làn gió mới làm thay đổi tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp của các doanh nghiệp, HTX và người dân khu vực nông thôn. Kết quả này đã góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở mỗi địa phương và nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân.

Nhân hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Chương trình OCOP góp phần xây dựng NTM

Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đã phát triển được 317 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm đạt chất lượng 5 sao quốc gia, 54 sản phẩm 4 sao và 262 sản phẩm 3 sao. Sau hơn 4 năm triển khai Chương trình OCOP với những cách làm linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, đã thực sự thổi một làn gió mới làm thay đổi tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp của các doanh nghiệp, HTX và người dân khu vực nông thôn. Kết quả này đã góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở mỗi địa phương và nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân.

Chương trình OCOP góp phần xây dựng NTMSản phẩm chè xanh sạch Bình Sơn (Triệu Sơn) được chứng nhận OCOP 3 sao góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Năm 2019, khi 2 sản phẩm mật ong Bình Sơn và trà xanh sạch Bình Sơn được lựa chọn là sản phẩm “tiền” OCOP cấp tỉnh của huyện Triệu Sơn, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Bình Sơn đã mở rộng diện tích trồng chè, gia tăng số lượng đàn ong mật và hướng tới những quy trình sản xuất sạch để tạo nguồn nguyên liệu phát triển sản phẩm OCOP. Xã cũng hướng dẫn liên kết các hộ sản xuất lớn tại địa phương, tái cơ cấu tổ chức HTX dịch vụ nông lâm nghiệp Bình Sơn để làm chủ thể phát triển các sản phẩm này. Với sự đầu tư bài bản từ khâu sản xuất đến chế biến và quảng bá những sản phẩm truyền thống, thế mạnh của địa phương được vực dậy, trở thành những sản phẩm hàng hóa có uy tín, chất lượng, được người tiêu dùng đón nhận. Năm 2020, 2 sản phẩm đều được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh, mở ra hướng phát triển sản xuất quy mô hàng hóa cho xã vùng khó Bình Sơn. Được cấp mã số, mã vạch và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là bước ngoặt để nâng tầm giá trị và là “giấy thông hành” để các sản phẩm từng bước chiếm lĩnh thị trường. Người dân nuôi ong mật và trồng chè truyền thống tại địa phương cũng vì thế có thêm thu nhập, từng bước cải thiện cuộc sống và góp phần XDNTM tại địa phương.

Giám đốc HTX dịch vụ nông lâm nghiệp Bình Sơn Lê Đình Tú cho biết: Sau khi tham gia và đạt được sao OCOP, các sản phẩm không chỉ được tiêu thụ mạnh trên địa bàn tỉnh mà còn vươn tới nhiều tỉnh, thành phố trong nước; doanh thu sau 1 năm đạt OCOP đã tăng 2,5 lần so với thời điểm trước đó. Vì vậy, người sản xuất có thêm thu nhập để mở rộng quy mô, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đổi mới bao bì, nhãn mác để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường.

Được biết, với sự phát triển mạnh mẽ của thương hiệu chè Bình Sơn, hơn 400 hộ trồng chè trên địa bàn xã đã gia tăng thu nhập, phát triển kinh tế bền vững. Phó Chủ tịch UBND xã Bình Sơn Lê Xuân Linh cho rằng: Với việc phát triển bền vững diện tích trồng chè thương phẩm và xây dựng thành công “thương hiệu” chè Bình Sơn, thu nhập của người dân được nâng cao. Tính đến hết năm 2022, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt hơn 49,6 triệu đồng/người/năm. Khi thu nhập của người dân nâng cao, diện mạo NTM cũng thay đổi.

Là một trong những điểm nhấn của mục tiêu XDNTM, Chương trình OCOP được tỉnh triển khai từ năm 2018 một cách đồng bộ, hiệu quả. Từ 10/27 huyện, thị xã, thành phố hưởng ứng, đến nay 27/27 huyện, thị xã, thành phố đã có sản phẩm OCOP, với sự tham gia của hơn 226 chủ thể sản xuất. Cùng với đó, tỉnh đã bố trí bộ máy chỉ đạo, tổ chức thực hiện, ban hành các cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực từ nội lực cộng đồng đến quy trình triển khai, xúc tiến thương mại... Bước sang giai đoạn 2021-2022, Chương trình OCOP đã có bước đột phá, trở thành chương trình phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh, gắn với XDNTM.

Trên địa bàn tỉnh đã có 16 cửa hàng trưng bày, bán sản phẩm OCOP. Cùng với đó, công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử cũng được các cấp, ngành quan tâm thực hiện. Hằng năm, tỉnh cũng tổ chức các chương trình, hội nghị trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thế mạnh, đưa sản phẩm OCOP đến tay người tiêu dùng. Đồng thời, gia tăng thêm cơ hội cho các chủ thể nâng cao năng lực quảng bá, kết nối và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, toàn tỉnh đã có 66 sản phẩm OCOP được đưa lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn và 38 sản phẩm đưa lên sàn thương mại điện tử Voso.vn, góp phần xây dựng thương hiệu, quảng bá, giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa.

Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình XDNTM tỉnh Thanh Hóa Bùi Công Anh cho biết: Tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, gắn phát triển sản phẩm OCOP vào nhiệm vụ XDNTM của mỗi địa phương. Do đó, văn phòng đã và đang hướng dẫn các địa phương tập trung tái cơ cấu nông nghiệp gắn với quy hoạch vùng sản xuất tập trung. Đây cũng chính là điều kiện hình thành vùng nguyên liệu bền vững, chất lượng cao cho phát triển sản phẩm thế mạnh, sản phẩm tiền OCOP của địa phương.

Sự nỗ lực, vươn lên của các doanh nghiệp, HTX, chủ thể sản xuất cộng với cách làm sáng tạo, quyết liệt của tỉnh trong xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP đã góp phần tích cực cho phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. Đây chính là “đòn bẩy” để tỉnh tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, để người dân không chỉ thoát nghèo bền vững mà có chất lượng cuộc sống ngày càng cao hơn.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]