(Baothanhhoa.vn) - Năm 2018 lần đầu tiên được tham gia “Ngày phụ nữ sáng tạo” do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức, chị Phùng Thị Huy hội viên phụ nữ xã Cẩm Thạch (Cẩm Thủy) đã thuyết trình ý tưởng xây dựng “Thung lũng hoa” trên vùng đất đồi núi khiến nhiều đại biểu và ban tổ chức phải trầm trồ khen ngợi. Bởi khi chị thuyết trình ý tưởng ấy thì trên thực tế chị Huy đã khởi nghiệp trồng hoa cách đó vài tháng ngay trên vùng đất quê hương Cẩm Thạch nên lập luận của chị khá lôgic, hình ảnh minh họa cũng là hình ảnh thực, sống động với mô hình “Thung lũng hoa” của gia đình.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khởi nghiệp từ mô hình “Thung lũng hoa”

Năm 2018 lần đầu tiên được tham gia “Ngày phụ nữ sáng tạo” do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức, chị Phùng Thị Huy hội viên phụ nữ xã Cẩm Thạch (Cẩm Thủy) đã thuyết trình ý tưởng xây dựng “Thung lũng hoa” trên vùng đất đồi núi khiến nhiều đại biểu và ban tổ chức phải trầm trồ khen ngợi. Bởi khi chị thuyết trình ý tưởng ấy thì trên thực tế chị Huy đã khởi nghiệp trồng hoa cách đó vài tháng ngay trên vùng đất quê hương Cẩm Thạch nên lập luận của chị khá lôgic, hình ảnh minh họa cũng là hình ảnh thực, sống động với mô hình “Thung lũng hoa” của gia đình.

Khởi nghiệp từ mô hình “Thung lũng hoa”

“Thung lũng hoa” của gia đình chị Phùng Thị Huy.

Đầu tháng 3, tháng mà các loài hoa đua nở, chúng tôi đã đến thăm “Thung lũng hoa” của gia đình chị Huy tại xã Cẩm Thạch. Trong bộ quần áo lao động, nét mặt rạng rỡ sau những thửa hoa đủ sắc màu, chị Huy cho biết, làm hoa kỳ công lắm, ngoài việc tự tìm hiểu còn phải tự tay làm như một “kỹ sư” thực sự. Bởi để cho cây sống, nở hoa đẹp cần phải theo dõi và làm rất nhiều công đoạn nâng niu, chăm chút. Bén duyên với nghề trồng hoa từ lần cùng bạn bè đến tỉnh Hà Giang “du ngoạn”, cô giáo mầm non Phùng Thị Huy đã bị mê hoặc và quyết định chia tay nghề dạy học ở tỉnh Lạng Sơn về Thanh Hóa nhận lại khu vườn đồi 6 ha của ông ngoại để cải tạo trồng hoa. Tiền thân khu đồi này là trồng keo, lúc đó đã được 2 năm. Tiếc vì phá bỏ lứa keo nhưng chị vẫn quyết tâm làm trước sự phản đối của người thân vì quá mạo hiểm. Cùng với vốn của gia đình, vốn vay của tổ chức hội LHPN,... chị Huy đầu tư 630 triệu đồng, trong đó riêng phần cải tạo mặt bằng chiếm hơn 50% vốn, phần còn lại chị mua giống hoa mào gà, túy điệp, cánh bướm... và thuê hơn 40 lao động trồng, chăm sóc. Bản thân chị liên tục tìm hiểu trên mạng, đi thực tế, mua sách đọc và làm cả khâu “marketing” để nhiều người biết và đến với “Thung lũng hoa” của gia đình. Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, thung lũng hoa của gia đình đạt tổng thu nhập 830 triệu đồng.

Có động lực, năm 2019, chị Huy đầu tư thêm vốn quy hoạch lại “Thung lũng hoa” là trồng 3 ha hoa và 3 ha còn lại làm dịch vụ (ăn uống, vui chơi). Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, chị Huy đón hơn 15.000 lượt khách và hiện đang tiếp tục đầu tư trồng hoa đón khách các dịp lễ, kỷ niệm...

Chị Huy tâm sự: Khởi nghiệp không khó, cái khó là ở nguồn vốn và bản thân phải thực sự yêu nghề, tâm huyết với nghề và quyết tâm cao mới làm được. Tôi yêu hoa và nắm bắt thị hiếu của giới trẻ, bởi vậy tôi đã tạo ra địa điểm để các bạn lưu lại những khoảnh khắc, kỷ niệm đẹp, có thêm đời sống tinh thần phong phú, tôi quyết tâm làm và đã làm được. Cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, tôi dự định tiếp tục làm cho vùng đất khó nơi đây sẽ trở thành điểm du lịch, vùng quê đáng sống, tạo việc làm cho nhiều người dân miền núi.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, ở chị Phùng Thị Huy còn có trái tim nhân hậu. Hiện chị đang giúp đỡ gia đình anh Nguyễn Dương Lê Quang và hộ chị Phạm Thị Quân cùng xã có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tạo việc làm và giúp các con của hai gia đình có điều kiện được đến trường đi học.

Bài và ảnh: Minh Trang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]