Nga Sơn chủ động phòng, chống thiên tai
Nga Sơn là địa phương ven biển có nhiều tuyến đê chưa được kiên cố, thấp và nhỏ hẹp. Từ mùa mưa bão 2023 đến nay, đoạn đê tả sông Càn qua xã Nga Điền xảy ra 2 sự cố sạt lở sâu vào thân đê với chiều dài 56m và sạt, nứt mặt, thân đê và mái đê phía sông. Ở huyện đồng bằng ven biển phía Bắc của tỉnh này còn có hệ thống ao đầm nuôi trồng thủy sản sát ven biển và dọc đoạn cuối sông Lèn, thường xuyên chịu tác động tiêu cực của bão gió. Bởi vậy, huyện xác định công tác phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ quan trọng, phải chủ động các phương án phòng tránh để hạn chế thấp nhất thiệt hại.
Các lực lượng xã Ba Đình tổ chức phát quang mái đê và các vật cản trên tuyến đê sông Hoạt qua địa bàn.
Ngay từ đầu tháng 4/2024, khi mùa mưa bão chưa bắt đầu, Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn đã ban hành Quyết định số 719/QĐ-UBND để kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (BCH PCTT, TKCN & PTDS) huyện năm 2024 gồm 35 thành viên, phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên. Tại 24 xã, thị trấn trên địa bàn, đến giữa tháng 5/2024 cũng đã kiện toàn xong BCH PCTT TKCN & PTDS cấp xã, triển khai các nhiệm vụ và thành lập các lực lượng xung kích PCTT với tổng số 2.049 người tham gia. Ngay sau đó, huyện tổ chức tập huấn công tác hộ đê, PCTT năm 2024 quy mô toàn huyện.
Để chủ động về vật tư, phương tiện và trang thiết bị khi có tình huống thiên tai bất ngờ, huyện đã giao chỉ tiêu chuẩn bị vật tư bổ sung cụ thể cho từng xã, thị trấn. Qua tổng hợp từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, đến thời điểm cuối tháng 7 này, toàn huyện đã dự trữ 2050m3 đất các loại, 240m3 đá hộc, 185m3 đá dăm, 165m3 cát, 14.360kg rơm rạ, 27.650 bao bì, 19.150/19.150m2 bạt, phên liếp, 430 rọ tre và rọ sắt, 3.515 cọc tre... Tất cả đều đạt và vượt 100% kế hoạch của huyện.
Hệ thống đê điều huyện Nga Sơn còn tiềm ẩn nhiều nỗi lo, nhất là bão biển kèm mưa lũ lớn. Mùa mưa bão năm nay, huyện xác định trên địa bàn có 4 trọng điểm đê không an toàn. Trong tháng 4, BCH PCTT, TKCN & PTDS huyện đã xây dựng, ban hành và triển khai các phương án về bảo vệ trọng điểm phòng, chống lụt bão đê hữu sông Hoạt vị trí K27+700 - K42+120, đê tả sông Càn vị trí K5+157 - K9+121 xã Nga Điền, đê hữu sông Hoạt vị trí K27+700 - K42+120 thuộc 2 xã Nga Thắng - Nga Thiện và đê tả sông Càn từ K5+157 - K9+121 thuộc xã Nga Điền. Đến nay, tại các xã này đã có lực lượng canh phòng thường trực, dự trữ vật tư tại chỗ ngay gần khu vực đê trọng yếu.
Trên tuyến đê tả sông Lèn, UBND các xã Nga Thạch, Nga Bạch, Nga Phượng đã tổ chức ra quân và hoàn thành công tác phát quang mái đê. Dọc tuyến đê tả, hữu sông Càn và đê biển các xã đã tổ chức phát quang mái đê được gần 19 trong tổng số hơn 23km.
Lường trước khả năng có thể có bão lớn hoặc siêu bão đổ bộ, BCH PCTT, TKCN & PTDS huyện đã rà soát, bổ sung, hoàn thiện và ban hành các phương án về di dân ven sông, ven biển và đảm bảo an toàn cho người, tàu thuyền hoạt động trên sông, trên biển và công tác hộ đê toàn tuyến.
Cùng với các giải pháp công trình và chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, huyện Nga Sơn đã triển khai song hành công tác tuyên truyền. Những tháng qua, hệ thống truyền thanh cấp huyện, cấp xã đẩy mạnh chuyển tải các nội dung quy định của pháp luật về bảo vệ đê điều, PCTT. Phương châm “4 tại chỗ” trong phòng, chống lụt bão cũng được tuyên truyền mạnh mẽ. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức của Nhân dân và chính quyền các địa phương, tất cả phải chủ động các giải pháp. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng tham mưu cho UBND huyện tổ chức và phê duyệt kế hoạch tập huấn đê điều, phối hợp cùng Hạt Quản lý đê Hà Trung, BCH Quân sự huyện, Công an huyện, Phòng Tư pháp tổ chức tập huấn cho tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn về hộ đê, PCTT & TKCN.
Thực hiện Quyết định số 2211/QĐ-UBND ngày 30/5/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch thu, nộp Quỹ Phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh năm 2024, UBND huyện Nga Sơn đã ban hành Văn bản số 582/UBND-TCKH ngày 06/3/2024 triển khai Kế hoạch thu quỹ PCTT năm 2024 trên địa bàn huyện hơn 1 tỷ đồng, đã và đang được các địa phương trong huyện triển khai, dự kiến hoàn thành trong tháng 7 này.
Trong quá trình triển khai các nhiệm vụ PCTT, huyện vẫn còn một số trăn trở, trong đó có việc bố trí vị trí trú ẩn an toàn cho tàu thuyền. Đến thời điểm này, toàn huyện đang có 216 tàu thuyền thường xuyên hoạt động trên biển nhưng ở huyện chưa được quy hoạch khu tránh trú. Lâu nay, các phương tiện thường tránh trú bão tại cống Mộng Giường II, kênh đôi xã Nga Thạch, cống Hoàng Long 1 xã Nga Thủy. Đây là những khu tránh trú tình thế, chưa đảm bảo an toàn và rất khó khăn trong quá trình kiểm soát, quản lý kêu gọi khi có tình huống xảy ra. Huyện mong muốn UBND tỉnh xem xét cho lập quy hoạch khu tránh trú bão tại hạ lưu cống T3, đê Ngự Hàm 3 thuộc địa bàn xã Nga Tân để đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền tránh trú bão lâu dài.
Bài và ảnh: Hải Đăng
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:12:00
Nhiều giải pháp chống ùn tắc giao thông ở TP Thanh Hóa
-
2024-11-21 14:18:00
Như Thanh nỗ lực chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số
-
2024-07-28 21:10:00
Tiền lệ tốt để quy định không chỉ “hay trên giấy”
Chậm nhất trong năm 2025 phải hoàn thành sửa chữa toàn bộ 566 đường ngang
Phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP xứ Thanh
Thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn xã Hoằng Đạo
Thường Xuân tăng cường các giải pháp phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn mùa mưa lũ
Mường Lát trồng rừng phủ xanh đồi trọc, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc
Phát huy sức trẻ, khơi dậy khát vọng cống hiến
Hội LHPN Thọ Xuân với phong trào chống bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em
Lasuco dâng hương tưởng niệm Mẹ Việt Nam Anh hùng và các Anh hùng liệt sĩ
Đẩy mạnh truyền thông thay đổi hành vi về dân số và phát triển