“Đây không chỉ là một sáng kiến giáo dục, phong trào “Bình dân học vụ số” còn là cầu nối giữa quá khứ và tương lai. Tinh thần "Bình dân học vụ số" đang tạo động lực, truyền cảm hứng cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. (Tổng Bí thư Tô Lâm)

Cầu nối giữa quá khứ tự hào và tương lai thịnh vượng

“Đây không chỉ là một sáng kiến giáo dục, phong trào “Bình dân học vụ số” còn là cầu nối giữa quá khứ và tương lai. Tinh thần “Bình dân học vụ số” đang tạo động lực, truyền cảm hứng cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. (Tổng Bí thư Tô Lâm)

 Cầu nối giữa quá khứ tự hào và tương lai thịnh vượng

Bác Hồ thăm một lớp Bình dân học vụ. Ảnh tư liệu

Từ phong trào “Bình dân học vụ” năm xưa ...

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chính sách ngu dân của thực dân Pháp “hạn chế mở trường học, không muốn cho dân ta biết chữ” đã khiến cho “95% dân chúng Việt Nam không biết một thứ chữ gì”.

“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Bởi vậy, với tầm nhìn sáng suốt của một lãnh tụ thiên tài, ngày 3/9/1945, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, cùng với triển khai thực hiện các nhiệm vụ cấp bách diệt “giặc đói”, “giặc ngoại xâm”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ, diệt “giặc dốt”. Tiếp đó, Nha Bình dân học vụ được thành lập, nhiều sắc lệnh về giáo dục được liên tiếp ban hành...

Phong trào Bình dân học vụ được lan tỏa với khí thế người người thi đua, nhà nhà thi đua, cả nước trở thành trường học lớn: Người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ. Người chưa biết chữ gắng sức mà học cho biết. “Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình...”. Chính phủ quy định hạn trong 6 tháng, các làng, các thị trấn phải có ít nhất 1 lớp học bình dân dạy được ít nhất 30 người; hạn trong một năm tất cả mọi người Việt Nam từ 8 tuổi trở lên phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ, người đi học không mất tiền, ...

Sau hơn một năm phát động, đến ngày 8/9/1946, cả nước có thêm 2.520.600 người biết đọc, biết viết. Phong trào Bình dân học vụ với chính sách “cưỡng bức học chữ quốc ngữ không mất tiền” đã lập nên kỳ tích trong hoàn cảnh đất nước kháng chiến, tương ứng sau 13 năm và 20 năm, đã căn bản xóa xong nạn mù chữ ở vùng đồng bằng và trung du, miền núi miền Bắc.

... đến "Bình dân học vụ số” hôm nay

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ ngày nay đang làm thay đổi nhiều thói quen cũ, phương thức sản xuất cũ. Giới trẻ giờ đây thích đọc sách điện tử hơn sách truyền thống, nghe nhạc trên Spotify thay vì đĩa CD. Ví điện tử và internet banking được phổ cập đến các bà nội trợ. Nông dân sử dụng thiết bị bay không người lái để chăm sóc cây trồng, gắn chíp điện tử cho đàn vật nuôi trong các trang trại để theo dõi quá trình sinh trưởng. Thương mại điện tử nở rộ, làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Chính quyền số tạo thuận lợi hơn cho người dân giải quyết thủ tục hành chính...

 Cầu nối giữa quá khứ tự hào và tương lai thịnh vượng

Phong trào "Bình dân học vụ số" sẽ giúp người dân nâng cao nhận thức và kỹ năng số thiết yếu

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra thần tốc trên toàn cầu. Trong cuộc đua này, ai không nắm bắt, làm chủ công nghệ sẽ bị tụt hậu. Quốc gia nào chủ động phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số sẽ có cơ hội “đi tắt”, “đón đầu” để tạo nên đột phá.

Năm 2024, chỉ số Chính phủ điện tử của Việt Nam xếp hạng 71/193 quốc gia, tăng 15 bậc so với năm 2022. Tuy nhiên, dù được đánh giá có tốc độ chuyển đổi số mạnh mẽ, song “xóa mù” về chuyển đổi số cho toàn dân vẫn được xem là một yêu cầu cấp bách cho Việt Nam hiện nay. Bởi chỉ có chuyển đổi số mới có thể nâng cao năng suất, hiệu quả lao động, tạo ra các giá trị mới, bắt kịp xu thế phát triển của thời đại.

Tại buổi gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ngày 18/11/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng một trong những công việc cần làm ngay, đó là phát động thực hiện phong trào “Bình dân học vụ số”: “Đây không chỉ là một sáng kiến giáo dục, phong trào “Bình dân học vụ số” còn là cầu nối giữa quá khứ và tương lai. Tinh thần “Bình dân học vụ số” đang tạo động lực, truyền cảm hứng cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Phát biểu tại Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số” ngày 26/3/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: “Bình dân học vụ số” là một nhiệm vụ quan trọng nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; hưởng ứng và thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về học tập suốt đời và triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”.

80 năm trước, phong trào “Bình dân học vụ” được phát động, để phổ cập tri thức, mở mang dân trí, để khơi dậy tinh thần làm chủ thực sự nhằm “phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh”.

Từ phong trào “Bình dân học vụ”, “thành tựu xóa nạn mù chữ là nền tảng đầu tiên, căn bản nhất để cách mạng Việt Nam vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao mới, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và đạt được thành tựu vĩ đại sau 40 năm đổi mới đất nước.”

Đến hôm nay, tinh thần “Bình dân học vụ” vẫn vẹn nguyên giá trị, là biểu tượng của lòng quyết tâm, ý chí, ham học hỏi, vươn lên tiếp cận tri thức, đưa người dân trở thành người chủ thực sự của đất nước. “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Để phong trào “Bình dân học vụ số” trở thành một phong trào cách mạng, toàn dân, toàn diện, sâu rộng, không ai bị bỏ lại phía sau.... , mỗi người dân phải là chủ thể của chuyển đổi số. Chuyển đổi số bắt đầu từ chuyển đổi nhận thức. Khi mỗi người nhận thức đúng, đầy đủ về lợi ích của chuyển đổi số, sẽ khơi dậy được nguồn lực to lớn, mạnh mẽ từ xã hội. “Bình dân học vụ số” phổ cập tri thức số cho toàn dân để xây dựng nên công dân số, xã hội số, xây dựng nền kinh tế số thịnh vượng, chính phủ số, quốc gia số hùng cường.

Linh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]