(Baothanhhoa.vn) - Với những đóng góp tích cực trong công tác phòng ngừa và khống chế các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi, lực lượng thú y cơ sở được xem là “cánh tay nối dài” giúp công tác quản lý Nhà nước về chăn nuôi, thú y hiệu quả; người bạn đồng hành, giúp bà con nông dân yên tâm đầu tư phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thú y cơ sở

Với những đóng góp tích cực trong công tác phòng ngừa và khống chế các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi, lực lượng thú y cơ sở được xem là “cánh tay nối dài” giúp công tác quản lý Nhà nước về chăn nuôi, thú y hiệu quả; người bạn đồng hành, giúp bà con nông dân yên tâm đầu tư phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thú y cơ sở

Cán bộ thú y cơ sở xã Tế Thắng (Nông Cống) thực hiện tiêu độc, khử trùng cho đàn gia cầm.

Xã Tế Thắng (Nông Cống) hiện có hơn 3.000 con lợn, 10.000 con gia cầm. Chính vì vậy, công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi được chính quyền xã quan tâm; trong đó, lực lượng thú y giữ vai trò quan trọng. Ông Lê Văn Quang, cán bộ thú y kiêm nhiệm xã Tế Thắng chia sẻ: Hàng năm, trên địa bàn xã đều triển khai hai đợt tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm và phun khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi. Với vai trò nhân viên thú y ở cơ sở, ông xác định việc phòng, chống dịch bệnh là nhiệm vụ thường xuyên; nhất là khi xuất hiện các ổ dịch, công tác khoanh vùng, dập dịch là việc làm cấp thiết.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Nông Cống có 29 nhân viên thú y làm việc tại 29 xã, thị trấn. Những năm qua, hệ thống nhân viên thú y xã đã có những đóng góp lớn cho công tác kiểm soát dịch bệnh, góp phần thúc đẩy chăn nuôi của địa phương phát triển. Để bảo vệ an toàn đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện cùng hệ thống nhân viên thú y xã tổ chức giám sát định kỳ để kịp thời phát hiện sớm các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Quản lý chặt chẽ các hộ kinh doanh, buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm; rà soát, tổ chức tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm mới nuôi, mới lớn chưa được tiêm phòng các loại vắc-xin trong các đợt tiêm phòng. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các hộ, cơ sở chăn nuôi không thuộc đối tượng được hỗ trợ của Nhà nước tự tổ chức tiêm phòng vắc-xin cho gia súc, gia cầm bảo đảm tỷ lệ tiêm phòng đạt trên 80% tổng đàn... Nhờ đó, nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm được khống chế kịp thời, giúp người chăn nuôi hạn chế thiệt hại kinh tế ở mức thấp nhất.

Thanh Hóa là địa phương có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn; tuy nhiên, hoạt động chăn nuôi chủ yếu là nhỏ lẻ, theo quy mô nông hộ (chiếm 70%) nên khó bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y. Bên cạnh đó, thời gian qua, ngành chăn nuôi phải đối mặt với nhiều khó khăn khi xuất hiện nhiều loại dịch bệnh, như dịch tả lợn châu Phi, bệnh viêm da nổi cục... đã xâm nhiễm và gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Song với sự vào cuộc tích cực và kịp thời của hệ thống thú y các cấp, nhất là hệ thống cán bộ thú y cơ sở tham mưu về công tác phát triển chăn nuôi và công tác phòng, chống dịch bệnh tại địa phương, công tác tiêm phòng vắc-xin cho gia súc, gia cầm của tỉnh hằng năm đều đạt hơn 80% tổng đàn; kết quả phun khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi đạt 100% kế hoạch đã tạo được miễn dịch quần thể để phòng bệnh và góp phần tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường, hạn chế dịch bệnh phát sinh. Đồng thời, công tác giám sát dịch bệnh được thực hiện đến tận thôn, xóm, hộ chăn nuôi, các ổ dịch nhỏ phát sinh được phát hiện sớm và xử lý kịp thời không để lây lan diện rộng đã tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi yên tâm đầu tư phát triển đàn vật nuôi.

Bài và ảnh: Minh Hà


Bài và ảnh: Minh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]