(Baothanhhoa.vn) - Chất lượng không khí của Lahore trong năm 2022 là 97,4 microgam PM2.5/m3, cao gấp gần 20 lần so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tăng từ mốc 86,5 microgram một năm trước đó, khiến nơi đây trở thành đô thị có không khí ô nhiễm nhất trên Trái Đất.

Lahore có chất lượng không khí tồi tệ nhất thế giới

Chất lượng không khí của Lahore trong năm 2022 là 97,4 microgam PM2.5/m3, cao gấp gần 20 lần so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tăng từ mốc 86,5 microgram một năm trước đó, khiến nơi đây trở thành đô thị có không khí ô nhiễm nhất trên Trái Đất.

Lahore có chất lượng không khí tồi tệ nhất thế giới

Kết quả khảo sát thường niên của doanh nghiệp sản xuất máy lọc không khí Thụy Sĩ IQAir cũng cho biết, quốc gia Chad ở châu Phi đã soán ngôi Bangladesh để trở thành nước có chất lượng không khí tồi tệ nhất trên thế giới.

IQAir đo mức chất lượng không khí dựa trên nồng độ của các hạt gây hại cho phổi được gọi là PM2.5. Các khảo sát của IQAir thường xuyên được trích dẫn bởi cộng đồng khoa học và cơ quan chính phủ trên thế giới. Dữ liệu về chất lượng không khí trong báo cáo trên được thu thập từ hơn 30.000 máy đo tại 7.300 địa điểm thuộc 131 quốc gia.

Hòa Điền, thành phố duy nhất của Trung Quốc nằm trong số 20 địa điểm ô nhiễm nhất, đứng thứ 2 với nồng độ bụi mịn ở mức 94,3 microgram. Đây là sự cải thiện lớn vì thành phố này trước đó có mức độ ô nhiễm lên tới 101,5 microgram/m3 khí vào năm 2021. Hai thành phố tiếp theo đều nằm tại Ấn Độ là Bhiwadi với mức ô nhiễm 92,7 microgram bụi mịn và thủ đô Delhi là 92,6 microgram.

Chad là quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí trung bình cao nhất thế giới là 89,7 microgram phân tử bụi PM2.5. Iraq đứng thứ hai với độ ô nhiễm là 80,1 microgram. Pakistan, quốc gia có 2 thành phố nằm trong số 5 địa điểm có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất, đứng thứ 3 với nồng độ phân tử bụi mịn trung bình là 70,9 microgram.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, mức độ tập trung phân tử bụi mịn PM2.5 lý tưởng là 5 microgram/m3 khí. Theo báo cáo của IQAir, người dân sinh sống tại Ấn Độ và Pakistan phải chịu đựng mức ô nhiễm không khí cao nhất trong khu vực Trung Á và Nam Á, nơi có 60% dân số nằm trong khu vực có nồng độ phân tử bụi mịn cao gấp 7 lần so với tiêu chuẩn của WHO. Hiện nay, trên thế giới, cứ 10 người thì có một người sống tại những khu vực mà mức độ ô nhiễm không khí có thể gây ra vấn đề về sức khỏe.

Phương Đỗ (Theo Reuters)


Phương Đỗ (Theo Reuters)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]