(Baothanhhoa.vn) - Chiều 21/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương để lấy ý kiến bổ sung hoàn thiện 5 Dự thảo các Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản.

Lấy ý kiến về Dự thảo các Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Chiều 21/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương để lấy ý kiến bổ sung hoàn thiện 5 Dự thảo các Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản.

Tại điểm cầu Thanh Hoá, đồng chí Mai Xuân Liêm, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện các sở, ngành liên quan dự hội nghị.

Lấy ý kiến về Dự thảo các Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Đồng chí Mai Xuân Liêm, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện các sở, ngành

liên quan dự hội nghị.

5 dự thảo Nghị định được đưa ra lấy ý kiến gồm: Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản; Nghị định quy định chi tiết một số Điều của Luật Kinh doanh bất động sản về xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản; Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội; Nghị định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đóng góp các ý kiến nhằm hoàn thiện các dự thảo Nghị định theo hướng bảo đảm phù hợp, đồng bộ và thống nhất với các Luật và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; đồng thời góp ý, sửa đổi, bổ sung các quy định chưa phù hợp với thực tiễn.

Các nội dung được góp ý tập trung vào các nội dung: Quy định, chế độ đặc thù nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tham gia đầu tư, xây dựng cải tạo lại nhà chung cư; đề xuất cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục thông báo nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện đưa vào kinh doanh; thủ tục Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản; thủ tục đăng ký hoạt động sàn giao dịch bất động sản; quản lý hoạt động của sàn giao dịch; cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.

Cùng với đó, các nội dung liên quan đến quy định về công khai thông tin dự án bất động sản; thời gian chuyển nhượng dự án bất động sản; điều kiện cá nhân kinh doanh bất động sản nhỏ; quy định trách nhiệm của các bên liên quan đến hoạt động của sàn giao dịch bất động sản; quan tâm tích hợp thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản với các thông tin về đất đai, thuế; các quy định liên quan đến phân cấp, phân quyền cho địa phương; các hình thức huy động vốn, đặc biệt là huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, quy định về chuyển đổi công năng nhà ở; quy trình thẩm định hồ sơ đầu tư xây dựng các dự án nhà ở... cũng được thảo luận tại hội nghị.

Được biết, 5 dự thảo Nghị định do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo. Đối tượng tác động của Nghị định là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bất động sản, sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở tại Việt Nam. Trước đó, Bộ Xây dựng cũng đã lấy ý kiến rộng rãi của các đơn vị, địa phương, các ngân hàng, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của các bộ, ngành, địa phương trong xây dựng, góp ý hoàn thiện các văn bản, dự thảo quy định chi tiết thi hành các luật.

Trên cơ sở thảo luận, ý kiến tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành địa phương làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, tính khả thi trong triển khai các điều khoản Nghị định; đồng thời, rà soát, làm rõ phạm vi điều chỉnh của các Nghị định, đảm bảo tính thực thi của Luật khi đi vào cuộc sống.

Nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản; đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý, xây dựng một thị trường bất động sản lành mạnh, minh bạch, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh dự thảo theo hướng rút ngắn và rõ ràng về thủ tục đầu tư, tuy nhiên không thiếu sót các trình tự thủ tục, trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định theo đúng quy trình, quy định pháp luật.

Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 được Quốc hội thông qua vào tháng 11/2023 và đều có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Mới đây, Chính phủ đề xuất 2 Luật này có hiệu lực ngay từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, Luật Nhà ở năm 2023 có nhiều nội dung mới mang tính đột phá quan trọng để góp phần vào mục tiêu hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển nhà ở. Trong khi đó, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 sẽ tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương và thiết lập công cụ kiểm soát quản lý thị trường bất động sản.

Việc hoàn thiện và ban hành kịp thời các Nghị định thi hành Luật sẽ tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để các đối tượng chịu tác động của Luật và Nghị định triển khai các quy trình, thủ tục liên quan, sớm đưa các Luật vào thực tiễn cuộc sống.

Minh Hằng


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]