(Baothanhhoa.vn) - Phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên cùng với những chính sách khuyến khích thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư của tỉnh, ngành nông nghiệp đang xây dựng, phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao.

Xây dựng nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn

Phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên cùng với những chính sách khuyến khích thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư của tỉnh, ngành nông nghiệp đang xây dựng, phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao.

Xây dựng nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn

Vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao tại xã Xuân Hòa (Thọ Xuân).

Để xây dựng ngành nông nghiệp Thanh Hóa trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, giá trị gia tăng cao, trong các nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, XVIII, XIX đều xác định, “Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” là một trong các chương trình trọng tâm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo ngành nông nghiệp và các địa phương thực hiện. Đồng thời, đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình, đề án, cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp. Với quan điểm chỉ đạo đó, ngành nông nghiệp của tỉnh phát triển khá toàn diện và đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, năng suất và chất lượng ngày càng cao. Năm 2022, tốc độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp đạt 3,65%, cao nhất từ trước đến nay; tổng giá trị sản xuất 66.280 tỷ đồng (đứng thứ 9 toàn quốc, đứng thứ 2 khu vực Bắc Trung bộ). Các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị đã và đang hình thành, mang lại hiệu quả thiết thực, tạo tiền đề để phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, quy mô lớn. Tại các địa phương trong tỉnh đã xây dựng 158.158 ha vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao; vùng ngô thâm canh năng suất, chất lượng cao 20.000 ha; vùng rau an toàn tập trung 13.000 ha; vùng mía thâm canh theo hình thức cánh đồng lớn 20.000 ha; vùng cây ăn quả tập trung gắn với công nghiệp chế biến 8.500 ha; vùng cây thức ăn chăn nuôi 15.000 ha... Trong chăn nuôi, các vùng chăn nuôi bò sữa 15.000 con, lợn hướng nạc 550.000 con, bò thịt chất lượng cao 70.200 con, gà lông màu 8 triệu con... Sản xuất lâm nghiệp đã hình thành vùng rừng gỗ lớn 56.000 ha, vùng luồng thâm canh 30.000 ha, vùng quế 1.000 ha... Đối với thủy sản, các địa phương đã phát triển 650 ha nuôi tôm chân trắng thâm canh, ngao Bến Tre 1.140 ha... Thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã thu hút nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn quan tâm đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, như Tập đoàn DABACO; Công ty TNHH Dịch vụ và Chăn nuôi Newhope đầu tư trang trại chăn nuôi lợn giống, lợn thịt; Công ty CP Ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa TH đầu tư xây dựng các trại bò sữa gắn với nhà máy chế biến sữa; Công ty CP Nông sản Phú Gia và Tập đoàn Mastergood - Hunggary liên kết đầu tư xây dựng trang trại, nhà máy giết mổ, chế biến gia cầm xuất khẩu VietAvis theo chuỗi công nghệ cao; Tập đoàn Xuân Thiện đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi; Tập đoàn An Phước – Viramie đầu tư nhà máy sản xuất chế biến sợi gai... Trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được 292 sản phẩm OCOP cấp tỉnh (đứng thứ 3 cả nước), trong đó có 1 OCOP 5 sao, nhiều sản phẩm có mặt tại 61 siêu thị của Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác.

Xây dựng nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn

Đồng chí Cao Văn Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại thị xã Nghi Sơn.

Chia sẻ về những định hướng lớn cho phát triển nông nghiệp thời gian tới, đồng chí Cao Văn Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; phát triển các vùng sản xuất chuyên canh, vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, cơ giới hóa đồng bộ; phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị. Đẩy mạnh phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả, nhất là thực hiện tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao theo Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 11-1-2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Đồng thời, tạo điều kiện tốt hơn nữa để thu hút các doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp... Tiếp tục nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, từng bước xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng, vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao dọc tuyến đường Hồ Chí Minh. Tăng cường hợp tác với các trường, viện, học viện, các DN trong và ngoài nước để nghiên cứu, ứng dụng, xây dựng mô hình sản xuất có hiệu quả. Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp đủ mạnh, phù hợp với thực tiễn, tạo động lực mới cho phát triển.

Xây dựng nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn

Trang trại trồng bưởi Diễn hữu cơ đầu tiên của tỉnh cho hiệu quả kinh tế cao tại xã Yên Thọ (Yên Định).

Tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm nông sản, các hoạt động kết nối cung cầu; đẩy mạnh kết nối các DN nông nghiệp trong và ngoài nước thông qua các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản. Hỗ trợ DN, HTX sản xuất nông nghiệp tham gia các hội chợ quốc tế để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đang có triển vọng, mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực. Khai thác hiệu quả cơ hội của các hiệp định tự do thương mại, nhất là Hiệp định CPTPP, EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu các hàng nông sản chủ lực của tỉnh. Tích cực phối hợp với các bộ, ngành Trung ương, các nhà tài trợ để tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ Trung ương, vốn ODA, vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ. Mở rộng hợp tác với các tổ chức tài chính lớn, như WB, ADB, Keximbank, JICA... nhằm thu hút vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; tăng cường năng lực phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bài và ảnh: Lê Hợi


Bài và ảnh: Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]