(Baothanhhoa.vn) - Trở về quê hương sau nhiều năm, những ngỡ ngàng đó là ánh mắt, là suy nghĩ của những người con xa xứ. Thanh Hóa hôm nay, không còn chỉ có những cánh đồng thẳng cánh cò bay, mà có tới hàng trăm những dự án, công trình đang hối hả thi công, hàng ngàn những nhà máy đã vận hành “đỏ lửa”, ngày ngày tấp nập ra vào bến cảng, đưa hàng hóa đi đến khắp năm châu.

Nỗ lực trong thu hút đầu tư

Trở về quê hương sau nhiều năm, những ngỡ ngàng đó là ánh mắt, là suy nghĩ của những người con xa xứ. Thanh Hóa hôm nay, không còn chỉ có những cánh đồng thẳng cánh cò bay, mà có tới hàng trăm những dự án, công trình đang hối hả thi công, hàng ngàn những nhà máy đã vận hành “đỏ lửa”, ngày ngày tấp nập ra vào bến cảng, đưa hàng hóa đi đến khắp năm châu.

Nỗ lực trong thu hút đầu tư

Khởi công xây dựng Dự án Nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn số 2.

Trong lộ trình trở thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc Tổ quốc, những mục tiêu về kinh tế luôn được xác định là những “điểm tựa”, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu đến năm 2030 cơ bản thành một tỉnh công nghiệp, với nhiều ngành sản xuất quan trọng của đất nước, như lọc hóa dầu, năng lượng, chế biến, chế tạo..., nơi người dân sẽ có mức sống cao hơn mức bình quân của cả nước. Khát vọng này đang dần trở thành hiện thực, khi nhiều dự án lớn đi vào hoạt động trên địa bàn đã tạo nên những bước đột phá trong phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, tạo động lực tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh.

Sau Dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, có thể kể đến một dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ 2 trên địa bàn tỉnh mới đi vào “vận hành xanh” toàn bộ - Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2. Vào những ngày tháng 7-2022, công trình 2,8 tỷ USD vốn đầu tư FDI, công suất 1.200 MW đã hòa lưới điện quốc gia thành công. Dòng điện Nghi Sơn từ đây sẽ cung cấp nhu cầu năng lượng không chỉ cho tỉnh Thanh Hóa, mà còn cho khu vực phía Bắc và Bắc Trung bộ. Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 đi vào vận hành đã từng bước hiện thực hóa mục tiêu đưa công nghiệp năng lượng trở thành mũi nhọn của tỉnh Thanh, đưa Khu Kinh tế Nghi Sơn trở thành trung tâm năng lượng của cả nước.

Thời khắc khánh thành Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, ông Park Heon - Gyu, Phó Chủ tịch cấp cao Tập đoàn Điện lực KEPCO (Hàn Quốc) - nhà đầu tư chiếm 50% số vốn đã chia sẻ: 4 năm thi công nhà máy là khoảng thời gian vô cùng đáng nhớ đối với chúng tôi trong hành trình đầu tư. Ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến giá vật tư tăng cao; nhiều thời điểm các chuyên gia bị cách ly, hoạt động thi công bị hạn chế vì giãn cách. Tuy nhiên, sự đồng hành của tỉnh Thanh Hóa đã giúp chúng tôi vượt qua được mọi trở ngại, đồng thời, khẳng định, nếu không có sự hỗ trợ của tỉnh thì sẽ không có thành công của dự án này như ngày hôm nay.

Có thể nói, chưa có thời điểm nào, khát vọng đổi mới, nhất là trong quan hệ hợp tác đầu tư, đối ngoại được lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và các cấp, các ngành cầu thị, rộng mở như ngày nay. Không chỉ là những chuyến đi xúc tiến, hợp tác, đón tiếp, làm việc, cung cấp thông tin đầu tư tới các đại sứ quán, hàng trăm đoàn doanh nghiệp trong và ngoài nước, đó còn là những nỗ lực cải cách nhằm kiến tạo môi trường đầu tư “đẹp” hơn mỗi ngày.

Nỗ lực trong thu hút đầu tư

Trung tâm Nhiệt điện Nghi Sơn - Khu Kinh tế Nghi Sơn cung cấp hàng chục tỷ kwh điện mỗi năm lên lưới điện quốc gia.

Sức hút từ sự lan tỏa của những dự án lớn cùng tinh thần cầu thị của tỉnh Thanh Hóa, đã tạo ra những cơ hội gặp gỡ tốt đẹp cùng những khả năng hợp tác mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Trong năm 2022, tỉnh Thanh Hóa đã có cơ hội làm việc với nhiều đoàn xúc tiến đầu tư đến từ các nước, như tiếp và làm việc với các đoàn công tác của nhà đầu tư Ấn Độ đến khảo sát, tìm hiểu về dự án khu công nghiệp dược phẩm; làm việc với Đoàn chuyên gia Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) để giới thiệu tiềm năng, lợi thế của tỉnh và đề nghị JICA giới thiệu nhà đầu tư, doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng hợp tác đầu tư tại tỉnh... Tỉnh cũng đã làm việc với Tập đoàn WHA của Thái Lan, Công ty TNHH Vaude Việt Nam, Tập đoàn Ramky của Ấn Độ, Tập đoàn Millennium (Hoa Kỳ), Tập đoàn Compal (Đài Loan), Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản), Tập đoàn Hoa Lợi, Tập đoàn SunGroup, làm việc với đoàn công tác Công ty TNHH JFE Engineering Việt Nam về khảo sát, nghiên cứu cơ hội đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, làm việc với Công ty TNHH Aeonmall Việt Nam về dự án Trung tâm Thương mại tại tỉnh Thanh Hóa.

Trong năm 2022, tỉnh đã thu hút được 60 dự án đầu tư trực tiếp (có 7 dự án FDI), với tổng số vốn đầu tư đăng ký 4.833 tỷ đồng và 71,2 triệu USD. Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế sau đại dịch và tác động từ suy thoái kinh tế toàn cầu, tổng huy động vốn đầu tư phát triển cho nền kinh tế trong tỉnh đạt gần 139.000 tỷ đồng.

Trên mảnh đất xứ Thanh hôm nay, vinh dự hiện diện nhiều dự án trọng điểm mang tầm quốc gia và quốc tế. Với dòng vốn FDI, Thanh Hóa hiện đang đứng ở vị trí thứ 8 cả nước và dẫn đầu khu vực miền Trung. Không “ngủ quên trên chiến thắng”, Thanh Hóa đang tiếp tục nỗ lực thực hiện các tiêu chí thu hút đầu tư, từ công tác quy hoạch đến cải cách thủ tục hành chính, chuẩn bị quỹ mặt bằng sạch để sẵn sàng đón nhận dòng vốn đầu tư, tạo ưu thế cạnh tranh thu hút đầu tư trong dài hạn.

Bài và ảnh: Minh Hằng


Bài và ảnh: Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]