(Baothanhhoa.vn) - Trong các bộ tiêu chí của xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao cũng như NTM kiểu mẫu đều có quy định về tiêu chí phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Đây được coi là tiêu chí “gốc rễ”, là nền tảng để thực hiện các tiêu chí tiếp theo. Ở từng vùng, đều có các ngưỡng quy định về thu nhập nhưng trên thực tế, nhiều xã đã phát huy được tiềm năng, lợi thế của mình để phát triển đa dạng các loại hình sản xuất, đưa thu nhập bình quân đầu người vượt ngưỡng quy định.

Vượt ngưỡng thu nhập nhờ phát triển các mô hình sản xuất

Trong các bộ tiêu chí của xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao cũng như NTM kiểu mẫu đều có quy định về tiêu chí phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Đây được coi là tiêu chí “gốc rễ”, là nền tảng để thực hiện các tiêu chí tiếp theo. Ở từng vùng, đều có các ngưỡng quy định về thu nhập nhưng trên thực tế, nhiều xã đã phát huy được tiềm năng, lợi thế của mình để phát triển đa dạng các loại hình sản xuất, đưa thu nhập bình quân đầu người vượt ngưỡng quy định.

Vượt ngưỡng thu nhập nhờ phát triển các mô hình sản xuấtTrồng hoa trong nhà lưới theo hướng công nghệ cao tại xã Xuân Hòa (Thọ Xuân).

Phát huy lợi thế là địa phương ven đô của đô thị lớn nhất tỉnh, xã Đông Vinh (TP Thanh Hóa) đã tích cực kêu gọi và tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Đến nay, địa phương đang có 31 công ty hoạt động, đem lại lợi nhuận hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Ngoài ra, trên địa bàn còn khuyến khích phát triển được 68 hộ sản xuất, kinh doanh cá thể với các ngành nghề chủ yếu như xây dựng, cơ khí, hàng tạp hóa..., tạo thêm hàng trăm việc làm, giúp nhiều hộ trở nên khá giả.

Trong nông nghiệp, xã Đông Vinh cũng hướng tới áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích canh tác. Từ năm 2000 đến nay, xã đã tích tụ được 11,8 ha đất nông nghiệp, đồng thời chuyển đổi 1,5 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây màu giá trị kinh tế cao hơn. Địa phương tổ chức sản xuất thành vùng chuyên canh lúa Bắc Thơm hơn 16 ha tại Đồng Lò, Đồng Lai và Văn Vật, cho giá trị kinh tế gấp 2 đến 3 lần canh tác lúa truyền thống ở địa phương. Hằng năm, HTX dịch vụ nông nghiệp Đông Vinh đứng ra ký hợp đồng với Công ty Giống cây trồng Tứ Xuyên để liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm ổn định. Tại xã, có mô hình nuôi cá lăng, cá trắm trong lồng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ tận dụng khu hồ rộng 8 ha do Nhà máy gạch Đông Vinh khai thác đất sét làm nguyên liệu đóng gạch trước đây.

Tính đến đầu năm 2022 này, toàn xã đang có 109 người đi xuất khẩu lao động, thị trường chủ yếu là Nhật Bản và Hàn Quốc, với thu nhập từ 30 đến 40 triệu đồng/người/tháng. Nguồn ngoại tệ gửi về gần 3 tỷ đồng mỗi tháng giúp gia đình các lao động ở quê nhà có điều kiện đầu tư sản xuất, kinh doanh, xây dựng nhà cửa khang trang. Từ sự phát triển các mô hình sản xuất, đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã Đông Vinh đã đạt hơn 53 triệu đồng/năm. Đầu năm 2022, xã Đông Vinh được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao. Là xã thuộc vùng 2 nông thôn, theo ngưỡng quy định tiêu chí thu nhập là 46 triệu đồng/người/năm, thì Đông Vinh đã vượt khoảng 8 triệu đồng/người/năm so với quy định của Bộ tiêu chí NTM.

Tại huyện Yên Định, xã thuần nông Định Hòa cũng đã phát triển đa dạng các mô hình kinh tế trên nhiều lĩnh vực. Nền tảng nông nghiệp vẫn được duy trì, làm trụ đỡ cho phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, xã đã phát triển được 13 trang trại, gia trại quy mô vừa và lớn, trong đó có 2 trang trại gà duy trì từ 5.000 đến 10.000 con gà thịt mỗi lứa, 1 trang trại lợn với quy mô 1.000 đến 1.500 con/lứa. Các trang trại được quy hoạch tập trung ra các cánh đồng xa dân cư để bảo đảm vấn đề môi trường. Trong trồng trọt, HTX dịch vụ nông nghiệp địa phương đã ký hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm lúa giống với các công ty giống hàng đầu trong nước, như: Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam, Công ty CP Giống cây trồng nông lâm nghiệp Thái Bình, Công ty TNHH Nông nghiệp Minh Dương... Mô hình trồng dưa vàng Kim Hoàng Hậu của HTX dịch vụ nông nghiệp xã cũng cho thu nhập cao, được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2021.

Về các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ của xã Định Hòa cũng phát triển với 16 doanh nghiệp đang hoạt động, giải quyết việc làm ổn định cho hơn 350 lao động địa phương với mức thu nhập khoảng 5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có 182 hộ kinh doanh cá thể, các hoạt động dịch vụ vừa phục vụ nhu cầu Nhân dân trên địa bàn, vừa giúp các hộ phát triển kinh tế hiệu quả. Thống kê từ UBND xã Định Hòa, năm 2021, thu nhập bình quân đầu người của xã đã đạt 56,31 triệu đồng và đang tiếp tục tăng lên. Là xã mới đạt chuẩn NTM nâng cao, chiếu theo ngưỡng thu nhập quy định, Định Hòa đã vượt hơn 1 triệu đồng.

Có thể dẫn chứng hàng chục xã NTM, NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh mới được công nhận đạt chuẩn gần đây có tiêu chí thu nhập bình quân vượt xa so với quy định. Các xã: Xuân Hòa (Thọ Xuân), Hoằng Đồng (Hoằng Hóa), Đông Minh (Đông Sơn), Vân Sơn (Triệu Sơn), Thiệu Trung (Thiệu Hóa)... đang được coi là những điển hình của các huyện về chỉ tiêu thu nhập. Ở các xã này đều phát triển mạnh các mô hình sản xuất, biết phát huy lợi thế để đa dạng hóa các lĩnh vực. Từ sự phát triển kinh tế, các địa phương có thêm điều kiện huy động nguồn lực phát triển hạ tầng, cũng như nâng cao đời sống Nhân dân.

Bài và ảnh: Linh Trường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]