(Baothanhhoa.vn) - Đến tháng 10-2021, huyện Như Xuân có 2.271,32 ha rừng và đất lâm nghiệp có lim xanh phân bố (trong đó có 3 ha rừng thuần loài lim xanh), chủ yếu trên địa bàn các xã: Bình Lương, Xuân Hòa, Hóa Quỳ, Thanh Hòa, Thanh Lâm, Thanh Phong, Thanh Quân, Thanh Sơn, thị trấn Yên Cát... Lim xanh đã được chủ rừng và hộ dân khoanh nuôi bảo vệ, sinh trưởng phát triển tốt.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Triển khai nhiều giải pháp phát triển rừng lim xanh

Đến tháng 10-2021, huyện Như Xuân có 2.271,32 ha rừng và đất lâm nghiệp có lim xanh phân bố (trong đó có 3 ha rừng thuần loài lim xanh), chủ yếu trên địa bàn các xã: Bình Lương, Xuân Hòa, Hóa Quỳ, Thanh Hòa, Thanh Lâm, Thanh Phong, Thanh Quân, Thanh Sơn, thị trấn Yên Cát... Lim xanh đã được chủ rừng và hộ dân khoanh nuôi bảo vệ, sinh trưởng phát triển tốt.

Triển khai nhiều giải pháp phát triển rừng lim xanh

Lim xanh trồng tại Vườn Quốc gia Bến En sinh trưởng, phát triển tốt.

Các năm vừa qua, huyện Như Xuân đã ban hành cơ chế, chính sách phát triển rừng gỗ lớn; khoanh nuôi, phục tráng rừng lim xanh, vận động các hộ gia đình tích cực chăm sóc, bảo vệ rừng; xây dựng và nhân rộng mô hình trồng rừng lim xanh hiệu quả. Hạt Kiểm lâm Như Xuân quan tâm chỉ đạo kiểm lâm viên tăng cường xuống xã, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tuyên truyền thực hiện Luật Lâm nghiệp; chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng, Chính phủ... về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, trong đó có rừng lim xanh. Toàn bộ diện tích rừng, trong đó có lim xanh đã được bảo vệ an toàn, góp phần phòng hộ đầu nguồn, bảo tồn được hệ sinh thái tự nhiên bền vững.

Lim xanh là cây lâm nghiệp đặc trưng, bản địa của tỉnh Thanh Hóa. Trên địa bàn tỉnh lim xanh phân bố chủ yếu nhiều nhất với gần 20.000 ha tại các huyện: Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Cẩm Thủy, Bá Thước, Thạch Thành, Hà Trung... Đây là loài nguy cấp, quý, hiếm, hạn chế khai thác, sử dụng. Lim xanh là cây gỗ lớn rất bền, thường dùng trong xây dựng, đồ mộc cao cấp. Không chỉ có vậy, nấm lim xanh còn có giá trị rất cao trong y tế, chăm sóc sức khỏe con người. Nhận thức được giá trị về kinh tế, môi trường sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học của lim xanh, trước năm 1945, người Pháp đã tổ chức trồng hàng chục ngàn ha lim xanh tại Phố Vạc (Cẩm Thủy); Mục Sơn (Thọ Xuân)... Do khai thác quá mức và kéo dài hàng chục năm liên tục, không gắn với phát triển nên các khu rừng lim xanh ngày càng cạn kiệt. Vào thời điểm tháng 1-2018, toàn tỉnh chỉ có gần 20 ngàn ha rừng có lim xanh phân bố tại các huyện: Như Xuân, Như Thanh, Cẩm Thủy, Thường Xuân, Hà Trung, Bá Thước, Thạch Thành,... tương đương hơn 10% diện tích rừng lim xanh trước đây. Do nhiều nguyên nhân mà số lượng và chất lượng cây lim xanh còn rất hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh về đất đai, điều kiện sinh thái.

Để khôi phục và phát triển rừng lim xanh trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đánh giá cụ thể thực trạng, những khó khăn cũng như tiềm năng, thế mạnh trong phát triển rừng lim xanh, thời gian vừa qua, ngành lâm nghiệp Thanh Hóa đã đề ra một số giải pháp như tuyên truyền nâng cao nhận thức cho Nhân dân và cộng đồng về giá trị kinh tế, văn hóa, khoa học, môi trường của lim xanh gắn với đời sống cộng đồng. Trước mắt, tuyển chọn những cây lim xanh sinh trưởng, phát triển tốt, đủ tiêu chuẩn công nhận cây trội lấy giống, chủ động nguồn giống phục vụ gieo ươm. Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nuôi cấy mô đối với lim xanh để tạo giống có chất lượng cao, sạch bệnh, với số lượng lớn, giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu trồng rừng hàng năm. Tập trung huy động và lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện có hiệu quả khôi phục và phát triển rừng lim xanh. Với phương châm, nơi nào đã có diện tích lim thì tập trung khôi phục, bảo vệ, nơi nào có khả năng trồng được thì khuyến khích phát triển, mục tiêu là trồng rừng tập trung và phân tán, phù hợp với hệ sinh thái. Trong đó, tập trung chủ yếu ở một số huyện đang có diện tích lim xanh do cộng đồng và các chủ rừng Nhà nước quản lý. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế kêu gọi hỗ trợ tài chính, kỹ thuật cho việc quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng đối với rừng tự nhiên, rừng trồng có lim xanh, nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường thế giới và nâng cao giá trị gia tăng ngành lâm nghiệp. Mục tiêu đặt ra là rừng lim xanh Thanh Hóa sẽ sớm được khôi phục, xây dựng thương hiệu một trong bốn loài gỗ tứ thiết của Việt Nam: “Đinh, lim, sến, táu”. Bảo tồn, phát triển bền vững nguồn gen cây lim xanh, phát huy những giá trị về văn hóa, khoa học, môi trường, đồng thời nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, xóa đói, giảm nghèo cho người dân miền núi tỉnh ta.

Từ năm 2018 đến nay, thực hiện các chương trình, dự án lâm nghiệp, tỉnh ta đã tập trung chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ, khôi phục, phát triển rừng lim. Đến tháng 10-2021, toàn tỉnh đã trồng lim xanh hỗn giao với các loài cây như luồng, keo tai tượng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, trồng phân tán, trồng bổ sung được hơn 4.000 ha rừng lim, đưa tổng số rừng lim xanh của Thanh Hóa hiện nay lên hơn 24.000 ha. Nhìn chung, rừng lim trồng mới được chăm sóc, bảo vệ, sinh trưởng, phát triển tốt.

Bài và ảnh: Thu Hòa


Bài và ảnh: Thu Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]