(Baothanhhoa.vn) - Bám sát lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh đã tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu về giảm nghèo nhanh, bền vững; tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, phát triển nguồn nhân lực; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn.

Thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững trên địa bàn

Bám sát lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh đã tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu về giảm nghèo nhanh, bền vững; tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, phát triển nguồn nhân lực; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn.

Thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững trên địa bànCán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội kiểm tra việc sử dụng vốn vay phát triển sản xuất tại xã Thúy Sơn (Ngọc Lặc).

Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn. Đồng thời, tập trung các nguồn vốn tín dụng chính sách có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn có tính chất từ thiện và các nguồn vốn hợp pháp khác vào NHCSXH. Hàng năm, cân đối, ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH nhằm bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo tiêu chí năm sau cao hơn năm trước. Đến 28-2-2022, nguồn vốn ngân sách địa phương chuyển sang NHCSXH cho vay đạt 402 tỷ đồng, tăng 117,4 tỷ đồng so với đầu năm 2021; trong đó, nguồn vốn từ ngân sách tỉnh là 279,9 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách huyện là 122,1 tỷ đồng. Chỉ đạo NHCSXH thực hiện cho vay các chương trình tín dụng mới, như: Chương trình cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; cho vay theo Phương án số 198/PA-UBND ngày 2-9-2021 của UBND tỉnh về đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động Thanh Hóa trở về từ vùng dịch sau khi thực hiện xong việc cách ly; phối hợp với chính quyền, hội đoàn thể các cấp thực hiện lồng ghép các chương trình tín dụng chính sách với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương nhằm đạt được mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Đi đôi với đó, ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, cấp huyện đã tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn. Qua đó, những khó khăn, vướng mắc tại cơ sở từng bước đã được tháo gỡ; cấp ủy, chính quyền các cấp luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động của NHCSXH; chất lượng hoạt động tín dụng từng bước được nâng lên; các chương trình tín dụng đều được tổ chức triển khai và thực hiện đúng quy định, công tác bình xét cho vay được công khai minh bạch, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận với các dịch vụ tài chính mà NHCSXH cung cấp. Đến hết tháng 2-2022, tổng nguồn vốn tín dụng đạt 10.987,7 tỷ đồng tăng 195,6 tỷ đồng so với đầu năm; trong đó, nguồn vốn huy động tại địa phương 3.522,2 tỷ đồng, tăng 86,2 tỷ đồng; nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương 402 tỷ đồng, tăng 50,6 tỷ đồng. Doanh số cho vay từ đầu năm 2021 đến hết tháng 2-2022 đạt 4.205 tỷ đồng, với trên 95.000 khách hàng vay vốn; doanh số thu nợ từ đầu năm 2021 đến cuối tháng 2-2022 đạt 3.333,3 tỷ đồng. Đến 28-2-2022, NHCSXH đã triển khai 20 chương trình tín dụng, với tổng dư nợ đạt 10.964,8 tỷ đồng, tăng 869,4 tỷ đồng so với đầu năm 2021, tăng 174,5 tỷ đồng so với đầu năm 2022, với 246.900 khách hàng đang còn dư nợ, chiếm khoảng 24,7% tổng số hộ dân trong tỉnh. Tăng trưởng dư nợ tập trung vào các chương trình tín dụng, như cho vay hộ nghèo tăng 55,3 tỷ đồng, hộ cận nghèo tăng 58,4 tỷ đồng, hộ mới thoát nghèo tăng 27 tỷ đồng... Kết cấu dư nợ các chương trình tín dụng chuyển dịch hợp lý, phù hợp với thực tiễn hoạt động, trong đó tín dụng phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, tạo sinh kế và việc làm, với dư nợ đến hết tháng 2-2022 đạt 8.330 tỷ đồng, tăng 149,5 tỷ đồng so với đầu năm, chiếm 75,97% tổng dư nợ. Trong năm 2021 và 2 tháng đầu năm 2022 đã có trên 95.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn. Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho gần 10.900 lao động; giúp 654 lao động được vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài; giúp 740 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn trang trải chi phí học tập; cho vay hỗ trợ xây dựng cải tạo trên 69.300 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 235 ngôi nhà cho hộ nghèo; giúp 220 khách hàng được vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP; hỗ trợ 10 tổ chức, đơn vị sử dụng lao động được vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 1.952 lượt người lao động do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Để chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, nâng cao chất lượng tín dụng, tạo điều kiện tối đa cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, thực hiện chỉ đạo của Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện phương thức quản lý tín dụng chính sách thông qua việc ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình nghiệp vụ tín dụng cho 4 tổ chức chính trị - xã hội (hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên) và ủy nhiệm qua tổ tiết kiệm và vay vốn. Thông qua phương thức này, NHCSXH đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng chung sức giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận nguồn vốn tín dụng. NHCSXH thực hiện hiệu quả phương thức quản lý tín dụng chính sách đặc thù thông qua việc phân công trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong việc xác định đối tượng thụ hưởng chính sách; thực hiện dân chủ, công khai hoạt động tín dụng chính sách trong cộng đồng dân cư. Nhất là việc tổ chức giao dịch tại 559 điểm giao dịch ở trụ sở UBND xã, phường, thị trấn cố định vào một ngày trong tháng (kể cả thứ bảy, chủ nhật và ngày nghỉ lễ), để Nhân dân thực hiện vay vốn, trả nợ, gửi tiền tiết kiệm, có sự chứng kiến của cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn, chính quyền địa phương và đến hết tháng 2-2022, dư nợ ủy thác đạt 10.853 tỷ đồng, tăng 178,6 tỷ đồng so với đầu năm.

Cùng với việc thực hiện tốt công tác tín dụng chính sách, NHCSXH đã tích cực tham gia các chương trình từ thiện nhân đạo tại địa phương, như ủng hộ các quỹ từ thiện nhân đạo, tặng quà tết người nghèo, xây nhà tình nghĩa, nhận hỗ trợ 12 “lá chưa lành” của chương trình “Cặp lá yêu thương”; hỗ trợ 2 trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, người khuyết tật; hỗ trợ, động viên quà tết cho các chiến sĩ bộ đội biên phòng, các đơn vị bộ đội đóng quân nơi biên giới; hỗ trợ các tỉnh, đồng bào, Nhân dân bị thiệt hại vì thiên tai, bão, lũ; tặng quà người có công, thương binh và thân nhân liệt sĩ; hỗ trợ trên 1.000 chiếc xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ 10 bộ máy lọc nước, 7 màn hình tivi 65 inch, 15 bộ máy vi tính góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cho các trường học; hỗ trợ các trung tâm y tế, Quỹ vắc-xin, MTTQ, các đơn vị tuyến đầu trong phòng, chống dịch COVID-19; mua nông sản ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19... Tổng số tiền thực hiện công tác từ thiện nhân đạo từ năm 2015 đến nay hơn 10,3 tỷ đồng; phụng dưỡng 1 mẹ Việt Nam Anh hùng, số tiền 1,3 triệu đồng/tháng.

Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động của ban đại diện HĐQT các cấp; tăng cường kiểm tra, giám sát theo kế hoạch đã đề ra. Đồng thời, phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành có liên quan thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách; bảo đảm chính sách tín dụng ưu đãi do NHCSXH thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực. Chỉ đạo Chi nhánh NHCSXH tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện rà soát đối tượng thụ hưởng, tổng hợp nhu cầu vốn, triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách cho vay ưu đãi. Tiếp tục thực hiện tốt việc cho vay các chương trình tín dụng chính sách theo chỉ tiêu kế hoạch được giao, phấn đấu tỷ lệ tăng trưởng tín dụng từ 10% trở lên trong năm 2022... Đồng thời, rà soát và kịp thời cho vay giải quyết việc làm đối với lao động trở về từ vùng dịch theo Phương án số 198/PA-UBND của UBND tỉnh. Tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, UBND các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện đồng bộ các giải pháp, bảo đảm duy trì tỷ lệ nợ quá hạn chung toàn tỉnh ở mức dưới 0,11%. Củng cố chất lượng hoạt động của ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn; nâng cao chất lượng hoạt động tại điểm giao dịch xã và công khai hoạt động tín dụng chính sách, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách. Phối hợp với chính quyền các địa phương, các cơ quan chuyên môn để duy trì ổn định, hiệu quả, bảo đảm “thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Bài và ảnh: Vân Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]