(Baothanhhoa.vn) - Chiều 14-2, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị nghe báo cáo đề án phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025. Đại diện các sở, ban, ngành liên quan, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh và các huyện miền núi cùng tham gia.

Thảo luận đề án phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, sản phẩm lợi thế cho khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa

Chiều 14-2, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị nghe báo cáo đề án phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025. Đại diện các sở, ban, ngành liên quan, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh và các huyện miền núi cùng tham gia.

Thảo luận đề án phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, sản phẩm lợi thế cho khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa

Đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Đây là đề án cần thiết để phát huy lợi thế phát triển cho 11 huyện miền núi của tỉnh bởi khu vực này có diện tích tới 799.000 ha, chiếm 71,8% diện tích của tỉnh, có nhiều sản phẩm lợi thế chưa được khơi dậy. Giai đoạn 2016-2020 khu vực miền núi của tỉnh đã xây dựng được 86 mô hình cây trồng, 82 mô hình vật nuôi, 16 mô hình cây dược liệu, 22 mô hình sản phẩm cây trồng lợi thế theo các chương trình, dự án. Hiện nay, chỉ 24% mô hình nói trên đang cho thu nhập. Cùng giai đoạn này, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa cũng thực hiện 75 mô hình trên địa bàn 10 huyện miền núi. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều mô hình phân tán, nhỏ lẻ, chưa có sản phẩm bán rộng rãi ra thị trường. Nhiều mô hình khác khi kết thúc sự hỗ trợ của nhà nước cũng không còn duy trì và dần mất đi.

Thảo luận đề án phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, sản phẩm lợi thế cho khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa

Đại diện Ban Dân tộc tỉnh trình bày các nội dung đề án.

Tại hội nghị, đại diện Ban Dân tộc tỉnh đã trình bày dự thảo đề án, theo đó từ nay đến năm 2025, dự kiến toàn tỉnh sẽ xây dựng thêm 22 mô hình tại khu vực miền núi, trong đó có 10 mô hình cây trồng, 7 mô hình vật nuôi, 3 mô hình sản phẩm lợi thế, 2 mô hình trồng dược liệu.

Quá trình triển khai các mô hình, ngoài các hộ gia đình, cá nhân, đề án cũng khuyến khích các doanh nghiệp, HTX… cùng tham gia. Nhiều nội dung quan trọng khác như: Tiêu chí lựa chọn mô hình, cơ chế hỗ trợ học tập kinh nghiệm, xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm… cũng được dự thảo đề án đề cập.

Tổng kinh phí dự kiến cho phát triển đề án khoảng 192 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương gần 139 tỷ đồng, ngân sách tỉnh hơn 10,7 tỷ đồng, còn lại là vốn vay tín dụng chính sách và những nguồn huy động hợp pháp khác.

Thảo luận đề án phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, sản phẩm lợi thế cho khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Văn Cường đóng góp vào các nội dung đề án.

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đều khẳng định tính cần thiết và thống nhất cao trong việc ban hành đề án, đồng thời đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến chính sách hỗ trợ, đối tượng thụ hưởng, tìm đầu ra bền vững cho sản phẩm.

Thảo luận đề án phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, sản phẩm lợi thế cho khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa

Đại diện UBND huyện Quan Hóa phát biểu tại hội nghị.

Đại diện các huyện miền núi cũng phân tích các điều kiện đặc thù của địa phương mình, yêu cầu bổ sung nhiều giống cây trồng, vật nuôi vào đề án, xin bổ sung mô hình hoặc thay đổi quy mô triển khai các mô hình cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Thảo luận đề án phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, sản phẩm lợi thế cho khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa

Đại diện UBND huyện Ngọc Lặc tham gia ý kiến.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang cho rằng một số mô hình phát triển cây trồng và vật nuôi của đề án chưa thực sự đặc trưng, còn chưa phù hợp với điều kiện thực tế. Sở Tài chính nghiên cứu đề xuất thêm nguồn lực thực hiện đề án bởi nguồn vốn từ ngân sách tỉnh còn ít nếu chia đều cho các năm và 11 huyện miền núi sẽ khó triển khai hiệu quả.

Thảo luận đề án phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, sản phẩm lợi thế cho khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa

Lãnh đạo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Đồng chí yêu cầu đơn vị soạn thảo là Ban Dân tộc tỉnh tiếp thu ý kiến từ các sở, ngành, các huyện để bổ sung, sửa đổi đề án. Đồng thời, làm rõ thêm địa điểm triển khai, đối tượng thụ hưởng, công tác phối hợp thực hiện giữa các ngành liên quan với các huyện cung như kinh phí triển khai… cho từng mô hình cụ thể.

Đề án phải gắn với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực miền núi đã và đang triển khai, đồng thời gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình OCOP; việc phát triển sản xuất phải gắn với bảo vệ sinh thái và an ninh nguồn nước…

Nội dung đề án cũng cần làm rõ thêm cơ chế phối hợp thực hiện, việc hỗ trợ tham quan các mô hình trong và ngoài tỉnh, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm…

Ban Dân tộc có trách nhiệm sớm hoàn thiện đề án gửi UBND tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, cho ý kiến để ban hành.

Lê Đồng


Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]