(Baothanhhoa.vn) - Trước tình hình tiêu thụ nông sản và các sản phẩm OCOP gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, một số doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang nỗ lực ứng dụng công nghệ số để đưa các sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử.

Thanh Hóa: Nỗ lực đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Trước tình hình tiêu thụ nông sản và các sản phẩm OCOP gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, một số doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang nỗ lực ứng dụng công nghệ số để đưa các sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử.

Thanh Hóa: Nỗ lực đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Hiện nay ngoài hệ thống các chuỗi cửa hàng phân phối ở các huyện, thị trong tỉnh, anh Tú còn đẩy mạnh việc bán hàng online và livestream lên các trang mạng xã hội và đưa sản phẩm Yến Thanh sàn thương mại điện tử.

Đây được xem là là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân giải quyết được lượng hàng hóa bị ùn ứ, mở rộng thị trường tiêu thụ trong bối cảnh dịch bệnh nhiều khó khăn…

Nhận thấy nghề nuôi chim yến lấy tổ mang lại giá trị kinh tế cao nên sau nhiều năm tham khảo, tìm hiểu về quy trình nuôi chim yến tại các tỉnh phía Nam, năm 2014 anh Nguyễn Văn Tú, thôn Tây Hòa, xã Hưng Lộc (Hậu Lộc) đã đầu tư khoảng 100 triệu đồng cải tạo, lắp đặt hệ thống chống rét tại tầng 3 của gia đình để nuôi chim yến. Đến nay, bằng sự sáng tạo, ham mê học hỏi và khả năng thích ứng, hội nhập với thị trường, sản phẩm mang nhãn hiệu Yến Thanh do anh Tú gây dựng đã được chứng nhận là sản phẩm OCOP 4 sao.

Cùng với việc từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, là một người trẻ nên anh Tú rất chú trọng khâu quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Hiện nay ngoài hệ thống các chuỗi cửa hàng phân phối ở các huyện, thị trong tỉnh, anh Tú còn đẩy mạnh việc bán hàng online và livestream lên các trang mạng xã hội và đưa sản phẩm Yến Thanh sàn thương mại điện tử.

Chia sẻ về quá trình đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử để tiêu thụ, anh Tú cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên việc tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa nói chung và sản phẩm OCOP nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Nếu chỉ bán hàng theo kênh truyền thống thì lượng hàng tiêu thụ sẽ không được nhiều, bên cạnh đó, sản phẩm cũng sẽ không được nhiều người biết đến. Do vậy, từ tháng 6-2020, anh Tú bắt đầu tuyển các cộng tác viên tiềm năng để lập các “nhóm” bán hàng trên mạng xã hội như Facebook, Zalo… Bên cạnh đó, anh Tú còn dành ra một khoản kinh phí để duy trì và đưa sản phẩm Yến Thanh giới thiệu trên các trang thương mại điện tử lớn với lượng theo dõi đông như Lazada, Shopee, Tiki…

“Ban đầu việc đưa các sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhận thấy việc bán hàng trên không gian mạng sẽ là xu thế thời gian tới nên bản thân đã không ngừng nỗ lực tìm tòi để đưa sản phẩm đến đúng trang có đông lượng tương tác. Đến nay, việc bán hàng trên không gian mạng đang được duy trì ổn định với doanh thu hàng trăm triệu đồng/tháng. Việc chọn đưa sản phẩm lên trang, chốt đơn, đóng hàng và vận chuyển đã được thực hiện bài bản. Đặc biệt, trong thời điểm dịch bệnh, hạn chế tương tác, mua bán trực tiếp thì kênh bán hàng trên không gian mạng, điện tử sẽ là sự lựa chọn phù hợp để sản phẩm đến tay người tiêu dùng thuận tiện nhất….”, anh Tú chia sẻ thêm.

Thanh Hóa: Nỗ lực đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhưng bằng sự nhạy bén, sáng tạo trong khâu quảng bá, bán hàng, cơ sở sản xuất Yến Thanh vẫn duy trì hoạt động, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương.

Với sự kiên trì cùng với nhiệt huyết và năng động của tuổi trẻ, anh Nguyễn Văn Tuấn ở tiểu khu Long Khang, thị trấn Nga Sơn đã xây dựng thành công 4 sản phẩm OCOP tiềm năng của huyện Nga Sơn từ đông trùng hạ thảo gồm: đông trùng hạ thảo tươi, đông trùng hạ thảo khô, rượu trắng đông trùng hạ thảo và rượu ngâm đông trùng hạ thảo. Dự kiến cuối năm 2021, hai sản phẩm tổ yến trưng đông trùng hạ thảo và mật ong ngâm đông trùng hạ thảo do anh Tuấn xây dựng cũng sẽ được công nhận là sản phẩm OCOP.

Với anh Tuấn, mỗi sản phẩm tham gia chương trình OCOP là một hành trình dài, đòi hỏi sự đầu tư, tập trung cao độ, trong đó khâu bán hàng, quảng bá sản phẩm trên không gian mạng luôn được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Hiện tại, anh Tuấn đã xây dựng được đội ngũ khoảng 50 cộng tác viên chuyên bán hàng online trên facebook và zalo. Ngoài ra, anh tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyển đổi số do các sở, ngành trên địa bàn tổ chức để có thêm kinh nghiệm và kỹ năng bán hàng trên không gian mạng. Theo đó, đến nay, các sản phẩm OCOP do anh xây dựng đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử lớn, với lượng khách hàng ổn định không chỉ trong tỉnh mà còn khắp các nơi trên toàn quốc đều biết đến và tin tưởng sử dụng sản phẩm.

“Thời gian qua, lượng tiêu thụ sản phẩm trên các kênh bán hàng truyền thống giảm sút nhiều. Tuy nhiên, lượng khách mua hàng qua các trang thương mại điện tử lại tăng, nên cơ sở vẫn duy trì được sản xuất trong thời điểm dịch bệnh khó khăn. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục tìm tòi để nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm; cải tiến mẫu mã và đẩy mạnh kênh bán hàng online để quảng bá sản phẩm đến nhiều đối tượng người dân trên cả nước…”, anh Tuấn cho biết thêm.

Thanh Hóa: Nỗ lực đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Anh Nguyễn Văn Tuấn, tiểu khu Long Khang, thị trấn Nga Sơn đã xây dựng thành công 4 sản phẩm OCOP tiềm năng của huyện Nga Sơn từ đông trùng hạ thảo. Các sản phẩm OCOP do anh xây dựng đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử lớn, với lượng khách hàng ổn định không chỉ trong tỉnh mà còn khắp các nơi trên toàn quốc.

Chia sẻ về quá trình nỗ lực của các chủ thể khi đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử, ông Phan Xuân Hùng, Trưởng phòng OCOP, Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa cho biết, ngoài việc các chủ thể chủ động tự tìm trang để bán sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị liên quan đưa các sản phẩm thuộc Chương trình OCOP lên sàn giao dịch thương mại điện tử của Bưu điện Việt Nam và trên sàn thương mại điện tử với tên miền: www.langnghethanhhoa.vn. Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh cũng xây dựng website Chương trình OCOP với tên miền: ocoptinhthanhhoa.com.vn để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa.

Bên cạnh đó, hàng năm Văn phòng phối hợp với các địa phương tổ chức các lớp tập huấn về công nghệ thông tin cho các chủ thể OCOP; mời đại diện các trang thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki về trao đổi, hướng dẫn cách thức để đưa sản phẩm lên sàn thuận tiện nhất. Giai đoạn 2021-2025, Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới đã đề xuất nhiều cơ chế, chính sách và đã được tỉnh Thanh Hóa chấp thuận. Thời gian tới, tỉnh sẽ có cơ chế, chính sách hỗ trợ việc quảng bá, tiếp thị theo hướng xúc tiến thương mại. Đối với các sản phẩm tham gia sàn thương mại điện tử sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí để đăng tải và duy trì sản phẩm trên trang thương mại điện tử có thu phí…

Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới, đến nay toàn tỉnh Thanh Hóa có 120 sản phẩm OCOP của 64 xã, phường, thị trấn, với 77 chủ thể; trong đó có1 sản phẩm 5 sao, 30 sản phẩm 4 sao, 89 sản phẩm 3 sao. Trong giai đoạn hiện nay, dịch bệnh COVID diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường, việc triển khai các hoạt động bán hàng tiếp thị thông qua trang thương mại điện tử là xu hướng tất yếu, đảm bảo cho sản phẩm lưu thông với doanh số ổn định.

Minh Minh


Minh Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]