(Baothanhhoa.vn) - Trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, thị trường tài chính và kinh tế không ngừng đổi mới, sáng tạo, công nghệ tài chính phát triển nhanh chóng. Để bắt kịp với sự thay đổi ấy, những năm qua, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa chú trọng ứng dụng chuyển đổi số (CĐS) trong triển khai các hoạt động nhằm giảm chi phí, giảm thiểu rủi ro, tăng cường tiếp cận khách hàng, đón đầu các xu hướng...

TCVM Thanh Hóa trong xu hướng phát triển công nghệ tài chính

Trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, thị trường tài chính và kinh tế không ngừng đổi mới, sáng tạo, công nghệ tài chính phát triển nhanh chóng. Để bắt kịp với sự thay đổi ấy, những năm qua, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa chú trọng ứng dụng chuyển đổi số (CĐS) trong triển khai các hoạt động nhằm giảm chi phí, giảm thiểu rủi ro, tăng cường tiếp cận khách hàng, đón đầu các xu hướng...

TCVM Thanh Hóa trong xu hướng phát triển công nghệ tài chínhCán bộ tín dụng TCVM Thanh Hóa thực hiện giao dịch trên phần mềm quản lý thông tin.

Trong bài viết “Thúc đẩy TCVM tại Việt Nam trong xu hướng phát triển của công nghệ tài chính” đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, có đưa ra nhận định: Trên thế giới, TCVM đang áp dụng các mô hình ngày càng phát triển hiện đại hơn khi đứng trong bối cảnh thay đổi của thị trường tài chính và kinh tế: Các ngân hàng thương mại chính thống giảm quy mô; các ngân hàng đặc biệt đang phân nhánh vào lĩnh vực cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ; sự phát triển của ngân hàng di động (mobile banking); tài chính nông nghiệp và bảo hiểm vi mô... Tương lai của TCVM được nhận định là nằm ở các mô hình mới, pha trộn giữa các dịch vụ tài chính kỹ thuật số giúp giảm chi phí với các tương tác trực tiếp truyền thống nhằm giảm thiểu rủi ro thông qua dữ liệu và các thuật toán, đồng thời tăng cường tiếp cận đến khách hàng. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, một số tổ chức TCVM đã ngày càng chú trọng tới ứng dụng công nghệ kỹ thuật số hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

Như vậy, CĐS đang là một xu hướng tất yếu của tất cả các ngành nghề. Việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động TCVM không còn là một sự lựa chọn mà là điều tất yếu nếu các tổ chức TCVM muốn tồn tại và phát triển trong một thế giới số. Nhận thức sâu sắc điều đó, những năm qua, TCVM Thanh Hóa chú trọng ứng dụng CĐS trong triển khai các hoạt động nhằm giảm chi phí, giảm thiểu rủi ro, tăng cường tiếp cận khách hàng, đón đầu các xu hướng, chủ yếu tập trung vào 2 mục tiêu chính là: tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và gia tăng mức độ sử dụng dịch vụ.

Thời gian qua, Tổ chức TCVM Thanh Hóa đã hợp tác cùng Công ty Công nghệ NGV phát triển Hệ thống quản lý thông tin CCS giúp đưa thông tin khách hàng, phê duyệt vốn vay/tiết kiệm trực tuyến, rút ngắn được thời gian và việc di chuyển cho cán bộ, đồng thời giảm hồ sơ, rút gọn thủ tục cho khách hàng. Tổ chức TCVM Thanh Hóa đang ngày càng năng động, chuyên nghiệp hóa trong việc tiếp cận và làm chủ công nghệ 4.0.

Theo đó, việc phát triển công nghệ thông tin tại Tổ chức TCVM Thanh Hóa được chia thành 2 giai đoạn. Ở giai đoạn thứ nhất (2021-2025), tổ chức chú trọng hoàn thiện hệ thống Core Finance cho tổ chức; xây dựng hệ thống máy chủ, trung tâm cơ sở dữ liệu, bảo mật thông tin... Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng và thẩm định hồ sơ, số hóa quy trình thẩm định, khảo sát khách hàng nhằm giảm tải sử dụng giấy tờ, chi phí in ấn, chi phí nhân viên, đi lại... Xây dựng hệ thống quản trị nội bộ bao gồm quản trị hệ thống báo cáo tích hợp, quản lý nhân sự, hệ thống văn bản hành chính, quyết định nội bộ... Phát triển các phần mềm hỗ trợ quản lý trên điện thoại như ghi nhận việc đến thăm khách hàng, sổ tay quản lý khách hàng trên điện thoại thông minh. Xây dựng hệ thống tin nhắn nhắc nợ, nhắc tiết kiệm và giáo dục tài chính. Xây dựng các phần mềm hỗ trợ khách hàng quản lý chi tiêu, quản lý nợ, quản lý tiết kiệm...

Ở giai đoạn 2 (2025-2030), trên nền tảng các hoạt động đã triển khai ở giai đoạn 1 kèm theo là các chính sách, khuôn khổ pháp lý cho phép, cả khách hàng và tổ chức đã quen với mức độ thấp về tài chính kỹ thuật số, các tổ chức TCVM lúc này có thể triển khai các dịch vụ trực tiếp phục vụ khách hàng như kết nối phần mềm điện thoại của khách hàng với tài khoản khách hàng trong Core Finance thông qua giao diện mở (Open API) và cung cấp các dịch vụ trực tiếp và có thể xây dựng các phần mềm khai thác dữ liệu trực tiếp từ Core Finance như: vay vốn online, hoàn trả vốn online, tiết kiệm online...

Khách hàng cũng có thể tìm hiểu thông tin các gói vay, sản phẩm tiết kiệm bằng cách truy cập vào website www.thanhhoamfi.org.vn, qua đó gửi đăng ký vay trực tuyến. Đồng thời cập nhật các thông tin mới nhất, liên hệ với nhân viên chăm sóc khách hàng thông qua số hotline, các nền tảng mạng xã hội (facebook, zalo, youtube) của tổ chức. Đối với những khách hàng đã tham gia vay vốn và gửi tiết kiệm, có thể đăng nhập ngân hàng trực tuyến để theo dõi số dư, lịch sử giao dịch... Bên cạnh thông tin về sản phẩm tài chính, website của Tổ chức TCVM Thanh Hóa còn cung cấp thông tin các khóa học miễn phí về quản lý tài chính cá nhân, khóa học quản lý tài chính và marketing dành cho nữ doanh nhân, giúp nâng cao kiến thức kỹ năng cho tiểu thương, hộ kinh doanh và doanh nghiệp siêu nhỏ...

Với những nỗ lực, quyết tâm và hành động thiết thực trong việc ứng dụng công nghệ, CĐS mạnh mẽ, hiệu quả, TCVM Thanh Hóa đang từng bước cải thiện chất lượng dịch vụ, trao cơ hội tiếp cận rộng rãi các dịch vụ tài chính chính thức cho nhóm đối tượng tiểu thương, người yếu thế, thu nhập thấp, đặc biệt là người dân ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong bối cảnh, tình hình mới.

Bài và ảnh: Hoàng Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]