(Baothanhhoa.vn) - Với tinh thần “kiến tạo và xây dựng”, những năm gần đây, Chính phủ cùng các bộ, ngành Trung ương đã có những hành động thiết thực, mạnh mẽ và quyết liệt, thể hiện rõ tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) phát triển. Hòa cùng tinh thần và “dòng chảy” ấy, Tỉnh ủy, HĐND, UBND; các cấp, các ngành trong tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo điều kiện để DN phát triển sản xuất, kinh doanh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

Với tinh thần “kiến tạo và xây dựng”, những năm gần đây, Chính phủ cùng các bộ, ngành Trung ương đã có những hành động thiết thực, mạnh mẽ và quyết liệt, thể hiện rõ tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) phát triển. Hòa cùng tinh thần và “dòng chảy” ấy, Tỉnh ủy, HĐND, UBND; các cấp, các ngành trong tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo điều kiện để DN phát triển sản xuất, kinh doanh.

Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

Sản xuất rau thủy canh tại Công ty CP Nông nghiệp hiện đại Tiến Nông.

Có thể nói, trong bộn bề công việc, việc lãnh đạo tỉnh luôn ưu tiên, sắp xếp chu đáo cho buổi tiếp DN định kỳ vào ngày 21 hàng tháng đã thể hiện rõ tinh thần ấy. Hội nghị có sự tham gia của các sở, ngành, chính quyền địa phương liên quan đến kiến nghị, vướng mắc của DN; có lãnh đạo của Hiệp hội DN tỉnh, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng tham gia. Các kiến nghị của DN có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, được tổng hợp, rà soát, kiểm tra quá trình giải quyết từ cơ sở. Từ đó, các sở, ngành, chính quyền địa phương và DN được trực tiếp đối thoại ngay tại hội nghị. Đây được coi là một trong những minh chứng, thể hiện sự công tâm, trách nhiệm và coi trọng vai trò của DN trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Là một DN thuộc đối tượng nhỏ và vừa đang trong quá trình phát triển, mở rộng các dự án sản xuất, kinh doanh, Công ty TNHH Bút Việt (thị xã Bỉm Sơn) gặp không ít khó khăn trong quá trình xin cấp chứng nhận quyền sử dụng đất và chứng nhận đầu tư dự án. Không ít lần, những vướng mắc ấy được đơn vị bày tỏ, kiến nghị và giải quyết tại hội nghị gặp gỡ, đối thoại hàng tháng của Chủ tịch UBND tỉnh. Bà Tạ Thị Liên, giám đốc công ty, chia sẻ: Trước đây, khi gặp vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh, DN phải trực tiếp đến từng sở, ngành, cấp chính quyền giải trình, đề xuất, rất lãng phí thời gian nhưng việc giải quyết vẫn bị kéo dài. Tại cuộc đối thoại này, DN kiến nghị trực tiếp và được Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan vào cuộc tháo gỡ. Do đó, DN tin tưởng và yên tâm trong quá trình đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

Theo thống kê của Hiệp hội DN tỉnh, trong năm 2018, có gần 70 kiến nghị, đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN được tổng hợp, giải quyết từ hội nghị đối thoại vào ngày 21 hàng tháng. Trong đó, 85% kiến nghị được xử lý dứt điểm, mang lại niềm tin cho DN về sự công tâm, trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh đối với DN. Lãnh đạo tỉnh sẽ có những chỉ đạo, quyết sách cụ thể ngay nếu kiến nghị, đề xuất của DN đủ cơ sở để giải quyết. Điển hình như tại cuộc tiếp DN tháng 11-2018, Hiệp hội Dệt may tỉnh đề xuất mong muốn thực hiện đầu tư dự án trong lĩnh vực dệt nhuộm nhằm chủ động nguyên liệu cho sản xuất, đáp ứng tiêu chí nguyên liệu nội khối để hưởng ưu đãi thuế quan khi hiệp định CPTPP có hiệu lực. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đăng Quyền đã biểu dương các DN trong hiệp hội có định hướng chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất. Vấn đề này sẽ được báo cáo ngay lên Chủ tịch UBND tỉnh nghiên cứu, quy hoạch vị trí thuận lợi để các DN trong hiệp hội triển khai dự án. Hay như tại cuộc tiếp DN tháng 12-2018, Hiệp hội Đá Thanh Hóa mong muốn được tỉnh cùng các ngành liên quan như Cục Thuế, Sở Tài chính thống nhất trong việc thu thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác và sản xuất một số loại đá; được tận thu bán đất tại các khe chẹt, rãnh, đất phủ mặt tại các mỏ đá được cấp phép. Với sự có mặt của đầy đủ các sở, ngành liên quan, trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các DN, sau khi phân tích vấn đề, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng đã đồng ý về mặt phương án và yêu cầu các DN báo cáo bằng văn bản để được giải quyết theo đúng trình tự, quy định của pháp luật.

Cùng với những buổi tiếp DN hàng tháng, lãnh đạo tỉnh cùng các ngành, các cấp đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực nhằm huy động mọi nguồn lực phục vụ sự phát triển của DN. Đồng chí Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, chia sẻ: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định: Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh là một trong 4 khâu đột phá chiến lược của nhiệm kỳ. Để cụ thể hóa những nội dung ấy, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều giải pháp để triển khai thực hiện. Các cấp, ngành đã tập trung rà soát, đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết công việc; tăng cường áp dụng cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; thực hiện nghiêm túc việc niêm yết công khai các thủ tục hành chính tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, khắc phục tình trạng quan liêu, phiền hà, sách nhiễu của cán bộ, công chức. Đồng thời, chính quyền cũng tích cực vào cuộc cùng DN trong vấn đề giải “cơn khát vốn”. Đến nay, tỉnh ta đã có trên 5.000 lượt DN có quan hệ tín dụng với ngân hàng với dư nợ đạt khoảng 37.500 tỷ đồng, tăng 4,01% so với năm 2017. Mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến với các lĩnh vực ưu tiên ở mức từ 6-6,5%/năm đối với vay ngắn hạn và 9-10%/năm đối với cho vay trung và dài hạn. Mức lãi suất như trên là tương đối phù hợp để DN yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

Ông Đỗ Đình Hiệu, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DN tỉnh, đánh giá: Cộng đồng DN thực sự đánh giá cao sự đổi mới về tư duy, sự vào cuộc mạnh mẽ của lãnh đạo cấp tỉnh. Tuy nhiên, để các hoạt động hỗ trợ DN đạt hiệu quả cao, rõ nét và đi vào thực chất, rất cần phải có sự thay đổi tại các cấp thực thi nhiệm vụ. Không ít cấp thực thi trực tiếp còn thiếu sự linh hoạt, cứng nhắc, khiến kết quả, hiệu quả từ sự vào cuộc của chính quyền cấp tỉnh chưa đạt được mục tiêu cao nhất. Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất, kinh doanh vẫn còn tồn tại những “hạt sạn” cần giải quyết triệt để. Điển hình như việc thanh, kiểm tra còn nhiều và chồng chéo, chưa đúng với tinh thần hỗ trợ DN. Hiện tượng một số cán bộ ở các đơn vị cấp sở, ngành còn yếu nghiệp vụ, đôi khi có biểu hiện quan liêu khiến DN vẫn chưa thực sự hài lòng. DN cũng mong muốn, các cấp chính quyền có tiếng nói mạnh hơn trong việc đề xuất, điều chỉnh những nghị định, thông tư chưa phù hợp, nhất là những văn bản pháp luật liên quan đến đất đai lên Chính phủ, các bộ, ngành để điều chỉnh phù hợp với thực tiễn, tháo gỡ khó khăn, giúp DN thuận lợi hơn trong quá trình đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

Bài và ảnh: Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]