(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển cả về quy mô và chất lượng, kéo theo nhu cầu lớn về sử dụng thuốc thú y (TTY) và thức ăn chăn nuôi (TACN). Vì vậy, cùng với công tác tuyên truyền, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa đã tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm chăn nuôi, góp phần phát triển chăn nuôi an toàn, hiệu quả.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường quản lý thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi

Những năm qua, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển cả về quy mô và chất lượng, kéo theo nhu cầu lớn về sử dụng thuốc thú y (TTY) và thức ăn chăn nuôi (TACN). Vì vậy, cùng với công tác tuyên truyền, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa đã tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm chăn nuôi, góp phần phát triển chăn nuôi an toàn, hiệu quả.

Tăng cường quản lý thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi

Cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại thị trấn Quý Lộc (Yên Định).

Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh hiện có 524 cơ sở kinh doanh TTY, 2.231 cơ sở kinh doanh TACN. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của TTY và TACN đối với sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa đã chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan, các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, buôn bán và sử dụng TTY, TACN cho các cơ sở kinh doanh. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin về nguy cơ tác hại của việc sử dụng TTY, TACN có chất lượng kém và không đúng quy định; chỉ nên mua ở những cơ sở kinh doanh có uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, có trong danh mục được phép lưu hành. Hoạt động thường xuyên, liên tục này đã giúp người dân trên địa bàn tỉnh thay đổi nhận thức trong việc sử dụng TACN bảo đảm chất lượng, qua đó, xây dựng được những vùng sản xuất chăn nuôi an toàn dịch bệnh, nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Bên cạnh đó, thường xuyên rà soát, cập nhật danh sách các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh TTY, TACN; kiểm tra, đánh giá, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh TTY, TACN, chứng chỉ hành nghề thú y. Theo đó, 100% số cơ sở trên đều được Chi cục Chăn nuôi và Thú y kiểm tra, quản lý và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. 7 tháng đầu năm 2021, chi cục đã cấp lại và cấp mới 41 chứng chỉ hành nghề, 38 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh TTY. Đi đôi với đó, công tác thanh tra, kiểm tra được chú trọng thực hiện và đã kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng TTY, TACN của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn; phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý các hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển TTY, TACN kém chất lượng. Qua công tác kiểm tra tại 31 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh TTY, TACN trên địa bàn tỉnh đã phát hiện và xử phạt hành chính 8 trường hợp vi phạm các quy định về điều kiện hoạt động kinh doanh TTY, TACN.

Ông Lưu Xuân Vũ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa, cho biết: Thời gian qua, hoạt động sản xuất, kinh doanh TTY, TACN trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến rõ rệt, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ sở đã được nâng cao. Tuy nhiên, do chăn nuôi ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng TTY, TACN là rất lớn; vì vậy, không tránh khỏi việc một số gian thương cố tình kinh doanh các sản phẩm không bảo đảm chất lượng, hàng giả, hàng nhái, hàng ngoài danh mục được phép lưu hành,... nhằm trục lợi. Bên cạnh đó, việc bảo quản không đúng hướng dẫn cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Người chăn nuôi mua phải TACN không bảo đảm chất lượng sẽ khiến vật nuôi chậm lớn, tỷ lệ hao tổn thức ăn cao; TTY kém chất lượng sẽ không có khả năng phòng, trị bệnh, có thể gây chậm lớn, chết vật nuôi,... ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. Trước thực trạng đó, để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh TTY, TACN trên địa bàn tỉnh, thời gian tới, chi cục tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn giữa các đơn vị liên quan trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra; ngăn chặn và xử lý nghiêm túc các hành vi vi phạm. Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh TTY, TACN. Tổ chức cho các chủ cơ sở ký cam kết không buôn bán, kinh doanh thuốc không nằm trong danh mục cho phép, chất cấm và thường xuyên rà soát, đánh giá, phân loại các cơ sở kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Tăng cường đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ cho việc lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm, để kịp thời phát hiện và xử lý các cơ sở vi phạm. Bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan quản lý Nhà nước, người chăn nuôi cũng cần chủ động nâng cao kiến thức chuyên môn, tích cực triển khai các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học để giảm lượng TTY cho vật nuôi. Chỉ mua TTY, TACN ở các cơ sở có uy tín, được cấp phép kinh doanh và sử dụng sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng đến chất lượng các sản phẩm chăn nuôi.

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]