(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, với sự tiếp sức từ nguồn vốn vay ưu đãi của quỹ hỗ trợ nông dân đã tạo đòn bẩy giúp cho các hộ nông dân thêm tự tin để triển khai hiệu quả những mô hình phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quỹ hỗ trợ nông dân tiếp sức nông dân vượt khó

Thời gian qua, với sự tiếp sức từ nguồn vốn vay ưu đãi của quỹ hỗ trợ nông dân đã tạo đòn bẩy giúp cho các hộ nông dân thêm tự tin để triển khai hiệu quả những mô hình phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Quỹ hỗ trợ nông dân tiếp sức nông dân vượt khó

Ông Lê Văn Quyền, xã Phong Lộc (Hậu Lộc) sử dụng nguồn vốn vay từ quỹ hỗ trợ nông dân để phát triển chăn nuôi, trồng trọt đạt hiệu quả.

Ông Lê Văn Quyền, xã Phong Lộc (Hậu Lộc) là một trong những nông dân điển hình trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay từ quỹ hỗ trợ nông dân vào đầu tư xây dựng mô hình phát triển kinh tế. Được biết, năm 2018, ông được quỹ hỗ trợ nông dân tạo điều kiện cho vay 50 triệu đồng, với nguồn vốn được vay ông đã tự tin để đầu tư chăn nuôi giống bò cái nền với giống bò 3B, đến nay tổng giá trị đàn bò của gia đình ông là trên 500 triệu đồng. Tận dụng phụ phẩm từ chăn nuôi bò làm phân bón, ông Quyền đã trồng thêm 200 gốc bưởi Diễn và bưởi da xanh, góp phần tăng thu nhập cho gia đình.

Tại xã Phú Lộc hiện có 10 hộ nông dân được nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương cho vay với tổng số vốn là 500 triệu đồng. Từ nguồn vốn hỗ trợ, hội viên, nông dân đã mua được 30 con bò theo hình thức nuôi bò cái sinh sản bán bê con, góp phần tăng thu nhập cho các hộ tham gia dự án, xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

Được vay 25 triệu đồng từ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân, ông Lê Ngọc Tuấn ở xã Xuân Khánh (Thọ Xuân) đã đầu tư mở rộng quy mô sản xuất của trang trại. Hiện trang trại của gia đình ông có diện tích gần 1 ha, chủ yếu chăn nuôi gà, vịt, cá, lợn, bò. Trừ chi phí, gia đình ông thu lãi 100 triệu đồng/năm. Ông Tuấn chia sẻ: “Nguồn vốn vay từ quỹ hội tuy còn ít, nhưng cũng đã giúp tôi và nhiều hộ khác rất nhiều trong lúc khó khăn. Ngoài hỗ trợ vay vốn, hội nông dân (HND) xã còn cho chúng tôi đi tham quan, các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi tại nhiều địa phương khác để học tập kinh nghiệm, rồi tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho người dân trong xã”.

Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã có 27 huyện, thị, thành phố đã có quỹ hỗ trợ nông dân, 506 HND cấp cơ sở đã vận động được quỹ. Nhiều huyện được cấp ủy, chính quyền quan tâm cho tổ chức vận động ủng hộ từ cán bộ, công nhân, viên chức và lực lượng vũ trang trên địa bàn huyện, như: Đông Sơn, Như Xuân, Nông Cống, Thường Xuân, Lang Chánh. Với nguồn vốn 58,788 tỷ đồng từ quỹ hỗ trợ nông dân các cấp đã giúp cho gần 7.000 lượt hộ nông dân được vay vốn để tham gia các dự án nhóm hộ sản xuất, kinh doanh. Thông qua nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân các cấp, các hộ nông dân tham gia dự án được vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất; phát triển ngành nghề; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất; xây dựng nhãn mác, thương hiệu sản phẩm; chứng nhận VietGAP; khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, miền để tạo ra các loại nông sản hàng hóa đạt chất lượng, hiệu quả cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương.

Từ các dự án vay vốn quỹ hỗ trợ nông dân, các cấp hội đã hướng dẫn, thành lập được 12 HTX, 145 tổ hợp tác, nhiều tổ, nhóm nông dân liên kết, hợp tác trong sản xuất, kinh doanh gắn với việc hình thành các chuỗi liên kết, hợp tác trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và xây dựng được nhiều sản phẩm OCOP. Cũng từ nguồn vốn vay, các hộ nông dân đã có điều kiện đầu tư mở rộng, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống. Nhiều hộ đã vươn lên khá, giàu, đạt hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, tạo việc làm cho nhiều lao động, giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Bà Hà Thị Lan Hương, Phó Chủ tịch Thường trực HND tỉnh, Trưởng Ban điều hành quỹ hỗ trợ nông dân cho biết: “Công tác cho vay vốn được HND tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện theo các quy định, văn bản, hướng dẫn nghiệp vụ vay vốn, quản lý tài chính của Trung ương Hội, Bộ Tài chính. Việc triển khai cho vay vốn đã bám sát vào tình hình thực tế của địa phương, nhu cầu vay vốn của hội viên nông dân để lựa chọn các dự án phù hợp với từng vùng, miền. Việc thực hiện dự án vay vốn lần đầu yêu cầu 100% các dự án thành lập được tổ hợp tác liên kết sản xuất và tổ HND nghề nghiệp, tiến tới xây dựng, thành lập được HTX và chi HND nghề nghiệp; việc cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích nên các dự án đều đạt hiệu quả cao và có tiềm năng nhân rộng”.

Để nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả, giải ngân đúng đối tượng, thời gian tới, HND các cấp sẽ tiếp tục lựa chọn những mô hình sản xuất có tính khả thi đặc biệt là ưu tiên các hội viên tham gia vào các HTX để triển khai thực hiện, đẩy mạnh quá trình liên kết, sản xuất quy mô lớn theo hướng kinh tế nông nghiệp bền vững, góp phần tích cực phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Bài và ảnh: Hoàng Lan


Bài và ảnh: Hoàng Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]