(Baothanhhoa.vn) - Chiều 20-6, tại TP Sầm Sơn, Bộ Tài chính đã tổ chức hội nghị phổ biến và triển khai chiến lược nợ công đến năm 2030.

Phổ biến và triển khai Chiến lược nợ công đến năm 2030

Chiều 20-6, tại TP Sầm Sơn, Bộ Tài chính đã tổ chức hội nghị phổ biến và triển khai chiến lược nợ công đến năm 2030.

Phổ biến và triển khai Chiến lược nợ công đến năm 2030

Đồng chí Tạ Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính cùng các đại biểu dự hội nghị.

Dự có đồng chí Tạ Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính cùng đại diện lãnh đạo Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trong cả nước; đại diện Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ thế giới, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản, Cơ quan phát triển Pháp, các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại.

Về phía tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng các ngành có liên quan của tỉnh.

Phổ biến và triển khai Chiến lược nợ công đến năm 2030

Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi và các đại biểu tham dự hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Tạ Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính, cho biết: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030 đã được Đại hội Đảng lần thứ XIII của Đảng thông qua thể hiện được tầm nhìn của Đảng đối với đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mới. Để góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 460/QĐ-TTg, ngày 14-4-2022 phê duyệt Chiến lược nợ công đến năm 2030. Đây là 1 trong 9 chiến lược nhánh trong tổng thể hệ thống chiến lược ngành Tài chính, là cơ sở quan trọng tiếp tục cải cách công tác quản lý nợ công bền vững, hiệu quả, đảm bảo an toàn về nợ và an ninh tài chính quốc gia.

Phổ biến và triển khai Chiến lược nợ công đến năm 2030

Đồng chí Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn phát biểu khai mạc hội nghị.

Đồng chí Thứ trưởng Bộ Tài chính thông tin về Chiến lược nợ công được xây dựng trên cơ sở Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, các chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công, Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025. Trong đó, đã đặt ra một số chỉ tiêu cân đối lớn như: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt khoảng 7.500 USD; phấn đấu bội chi ngân sách Nhà nước (NSNN) đến năm 2030 khoảng 3% GDP. Việc xây dựng Chiến lược nợ công đã kế thừa vai trò tích cực của chính sách quản lý nợ công giai đoạn vừa qua, góp phần tăng cường ổn định vĩ mô, hỗ trợ nền kinh tế, đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, tăng cường kỷ luật kỷ cương tài chính - NSNN.

Phổ biến và triển khai Chiến lược nợ công đến năm 2030

Đại diện các Vụ của Bộ Tài chính trình bày các tham luận tại hội nghị.

Chiến lược nợ công đến năm 2030 đã đề ra một số quan điểm chủ đạo và mục tiêu chủ yếu trong quản lý nợ công.

Về quan điểm, Chiến lược nợ bám sát Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững; tăng cường quản lý tài chính, NSNN, nợ công theo kế hoạch trung hạn; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay; đảm bảo khả năng trả nợ, chủ động cơ cấu lại danh mục nợ và tăng cường chuyển đổi số trong quản lý nợ công.

Về mục tiêu, phấn đấu tới năm 2030 nợ công không quá 60% GDP, nợ Chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ không quá 25% tổng thu NSNN.

Ngoài ra, Chiến lược nợ công cũng đề ra 6 định hướng lớn trong việc huy động và sử dụng vốn vay, 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện như tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách và công cụ quản lý nợ; tổ chức thực hiện các công cụ, biện pháp quản lý nợ hiện đại; thực hiện huy động, quản lý và sử dụng nợ hiệu quả; phát triển thị trường tài chính, thị trường vốn trong nước; quản lý nghĩa vụ nợ dự phòng; tổ chức bộ máy, ứng dụng công nghệ thông tin; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và minh bạch hóa thông tin.

Phổ biến và triển khai Chiến lược nợ công đến năm 2030

Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi trân trọng cảm ơn Bộ Tài chính đã lựa chọn Thanh Hóa là địa phương để tổ chức hội nghị quan trọng này.

Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh, việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 460/QĐ-TTg, ngày 14- 4-2022 về phê duyệt chiến lược nợ công đến năm 2030 có ý nghĩa hết sức quan trọng, trước hết là nhằm cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp chủ yếu đã đề ra tại Nghị quyết số 07-NQ/TW, ngày 18-11-2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững; là bước cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Luật Quản lý nợ công. Đồng thời, là cơ sở và định hướng quan trọng để các địa phương tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về quản lý, điều hành công tác tài chính - ngân sách Nhà nước và quản lý nợ công của địa phương.

Đối với tỉnh Thanh Hóa, nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của nợ công nói chung và nợ chính quyền địa phương nói riêng đối với sự phát triển, trong những năm qua cùng với sự quan giúp đỡ của Trung ương, đặc biệt là sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ của Bộ Tài chính và sự hợp tác của các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư từ khu vực doanh nghiệp và chú trọng vận động, thu hút các nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang tập trung thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW, ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Báo cáo Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (đã được Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh tổ chức hội nghị thẩm định và thống nhất thông qua ngày 27-5-2022). Vì vậy, tỉnh Thanh Hóa rất mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, sự hợp tác của các tổ chức quốc tế, các tỉnh, thành phố trong cả nước, sự đồng hành của các tổ chức tín dụng trong nước và các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Trước mắt, đề nghị Bộ Tài chính, các ban, bộ, ngành Trung ương quan tâm hỗ trợ kết nối, giới thiệu các nhà tài trợ, các tổ chức tín dụng có nhu cầu đầu tư và thực hiện các chương trình hợp tác phù hợp với định hướng huy động vốn vay giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa, trọng tâm là việc huy động vốn để đầu tư các dự án giao thông liên vùng, trọng điểm, tạo sự lan tỏa, nâng cao năng lực cạnh tranh và tính kết nối của tỉnh Thanh Hóa. Xem xét, cân đối giao tăng mức bội chi ngân sách địa phương hằng năm để tạo thêm dư địa vay, tăng thêm nguồn lực, động lực phát triển của tỉnh Thanh Hóa theo Nghị quyết số 37/2021/QH15, ngày 13-11-2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa.

Tỉnh Thanh Hóa cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tối đa và đồng hành cùng các nhà tài trợ, các tổ chức tín dụng trong quá trình xây dựng các chương trình hợp tác phát triển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng như việc thực hiện đầy đủ, đúng nghĩa vụ tài chính theo lộ trình hợp lý, đảm bảo an toàn, bền vững, gắn chặt với hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.

Ngay sau hội nghị này, tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng và các địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 460/QĐ-TTg, ngày 14-4-2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược nợ công đến năm 2030, đảm bảo nguyên tắc nguồn vay trong nước là cơ bản, quyết định, kết hợp chặt chẽ, hiệu quả với nguồn vay nước ngoài là quan trọng.

Phổ biến và triển khai Chiến lược nợ công đến năm 2030

Toàn cảnh hội nghị

Hội nghị diễn ra từ ngày 20 đến ngày 21-6 với các phiên về tổng quan và định hướng huy động, sử dụng vốn vay nợ công đến năm 2030; kinh nghiệm quốc tế; định hướng huy động, quản lý và sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng; kế hoạch hành động triển khai đề án.

Hải Đăng


Hải Đăng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]