(Baothanhhoa.vn) - Để phát huy tiềm năng đất đai và nhu cầu của thị trường, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang mở rộng diện tích cây ăn quả thay thế cho nhiều cây trồng truyền thống. Đây thực sự là bước chuyển đổi hợp lý, mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, việc chuyển đổi ồ ạt đã dẫn tới tình trạng diện tích cây ăn quả tăng nhanh, tạo áp lực lớn cho khâu tiêu thụ sản phẩm. Do đó, các địa phương cần thận trọng, phát triển, mở rộng diện tích theo quy hoạch, hướng tới nâng cao chất lượng sản phẩm cây ăn quả, bảo đảm sự phát triển bền vững.

Phát triển vùng trồng cây ăn quả theo hướng bền vững

Để phát huy tiềm năng đất đai và nhu cầu của thị trường, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang mở rộng diện tích cây ăn quả thay thế cho nhiều cây trồng truyền thống. Đây thực sự là bước chuyển đổi hợp lý, mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, việc chuyển đổi ồ ạt đã dẫn tới tình trạng diện tích cây ăn quả tăng nhanh, tạo áp lực lớn cho khâu tiêu thụ sản phẩm. Do đó, các địa phương cần thận trọng, phát triển, mở rộng diện tích theo quy hoạch, hướng tới nâng cao chất lượng sản phẩm cây ăn quả, bảo đảm sự phát triển bền vững.

Phát triển vùng trồng cây ăn quả theo hướng bền vữngDiện tích trồng cây ăn quả có múi tại xã Hóa Quỳ (Như Xuân).

Tại huyện Như Xuân, nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp nên đến nay tổng diện tích cây ăn quả toàn huyện đạt 1.323 ha; trong đó khoảng 1.000 ha đã cho thu hoạch, diện tích trồng tập trung từ 1 ha trở lên đạt 388,4 ha, chủ yếu là cam, bưởi da xanh, bưởi Diễn, xoài keo, ổi, thanh long...

Để tiếp tục nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế từ các loại cây ăn quả, huyện đã triển khai thực hiện Quyết định số 198/QĐ-UBND, ngày 12-1-2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Đề án Phát triển cây ăn quả tập trung trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, huyện phấn đấu đến năm 2025 tổng diện tích cây ăn quả đạt 2.560 ha, diện tích cây ăn quả tập trung đạt 1.700 ha, giá trị kinh tế đạt 220 triệu đồng/ha/năm. UBND huyện đã và đang khuyến khích người dân áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng như VietGAP, GlobalGAP vào sản xuất với mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 80% sản phẩm cây ăn quả bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, có 30% diện tích được chứng nhận sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời, nghiên cứu nâng tầm thương hiệu và quảng bá, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm cây ăn quả. Cùng với đó, UBND huyện đang nghiên cứu, tham khảo thổ nhưỡng theo Bản đồ nông hóa để định hướng cho người dân phát triển từng đối tượng cây ăn quả phù hợp nhằm nâng cao chất lượng cho sản phẩm và hướng tới phát triển các vùng trồng cây ăn quả theo hướng bền vững.

Đến nay tổng diện tích cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đạt hơn 23.340 ha, tăng hơn 8.600 ha so với năm 2016; trong đó, diện tích cho thu hoạch khoảng hơn 18.358 ha, sản lượng khoảng 325.000 tấn/năm.

Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng diện tích, sản lượng, việc sản xuất cây ăn quả của tỉnh đang đứng trước nhiều hạn chế, thách thức. Các giống cây địa phương vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu, tỷ lệ các giống mới chọn tạo, giống nhập nội chưa cao. Nhiều giống đã thoái hóa, có nhiều hạt, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm tươi, khó khăn cho công nghiệp chế biến. Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chưa được phổ biến rộng rãi; tình trạng lạm dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường đất, nước... Cùng với đó, quy mô sản xuất cây ăn quả tại Thanh Hóa còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, chưa có nhiều trang trại chuyên canh trồng cây ăn quả tập trung quy mô lớn. Ngoài ra, hầu hết ở các địa phương mới chỉ phát triển cây ăn quả theo cảm tính, chưa có quy hoạch bố trí các vùng cây ăn quả chuyên canh, chưa xây dựng được một số loại cây ăn quả đặc thù mang thương hiệu của từng vùng, miền. Mặt khác, sản phẩm sau thu hoạch chủ yếu là bán tươi cho thương lái. Vì vậy, thị trường của nhiều loại cây ăn quả bấp bênh, giá cả không ổn định, nông dân thường rơi vào tình cảnh được mùa mất giá.

Với mục tiêu xây dựng các vùng trồng cây ăn quả bền vững, hiệu quả kinh tế cao, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương chú trọng hình thành vùng trồng cây ăn quả chủ lực tập trung và rải vụ một số cây ăn quả theo hướng đảm bảo năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh kết hợp với việc đổi mới phương thức tiếp cận thị trường. Quan tâm đến cây ăn quả đặc sản nổi tiếng có lợi thế cạnh tranh ở từng vùng để tổ chức lại sản xuất theo hướng hàng hóa lớn. Đồng thời, chú trọng đầu tư, phát triển sản xuất cây ăn quả bền vững, có quy chế sản xuất theo quy trình sạch, GlobalGAP, VietGAP, hữu cơ, đăng ký mã số vùng trồng... góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị sản xuất.

UBND tỉnh đã có Quyết định số 198/QĐ-UBND, ngày 12-1-2022 về việc phê duyệt Đề án phát triển cây ăn quả tập trung trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; HĐND tỉnh có Nghị quyết số 185/2021/NQ-HĐND về ban hành các cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2025; trong đó có nội dung hỗ trợ sản xuất cây ăn quả tập trung, mức 30 triệu đồng/ha với nhóm cam, bưởi, xoài và 20 triệu đồng/ha đối với nhóm cây ổi, thanh long ruột đỏ, chuối. Sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, sự vào cuộc của sở, ngành và chính quyền các địa phương sẽ là một trong “lực đẩy” để phát triển bền vững các vùng trồng cây ăn quả, bảo đảm mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh có 30.500 ha cây ăn quả, giá trị kinh tế đạt khoảng 5.400 tỷ đồng, chiếm 12 - 15% giá trị thu nhập ngành trồng trọt.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]