(Baothanhhoa.vn) - Với hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và các loại hình cửa hàng thương mại khác khá phát triển, được phân bổ rộng rãi trên địa bàn tỉnh từ khu vực đồng bằng đến miền núi, từ thành thị đến nông thôn đã đáp ứng tốt lưu thông hàng hóa, phục vụ kịp thời nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển hệ thống phân phối và kinh doanh thực phẩm

Với hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và các loại hình cửa hàng thương mại khác khá phát triển, được phân bổ rộng rãi trên địa bàn tỉnh từ khu vực đồng bằng đến miền núi, từ thành thị đến nông thôn đã đáp ứng tốt lưu thông hàng hóa, phục vụ kịp thời nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Cửa hàng thực phẩm tại thị trấn Thường Xuân (Thường Xuân). Lê Hợi

Hiện trên địa bàn tỉnh có 396 chợ (trong đó có 10 chợ hạng 1, 34 chợ hạng 2 và 352 chợ hạng 3) và 13 siêu thị tổng hợp có kinh doanh các sản phẩm nông sản thực phẩm với khoảng 400 tấn/ngày; 1 chợ đầu mối kinh doanh rau quả, thực phẩm với sản lượng sản phẩm trung chuyển khoảng 1.000 tấn/ngày. Ngoài ra, toàn tỉnh còn có 95 cửa hàng kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản, trong đó có 32 cửa hàng do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và 63 cửa hàng do UBND cấp huyện quản lý. Nhiều sản phẩm tại các cửa hàng kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, một số sản phẩm đã được dán tem truy xuất nguồn gốc và xác nhận sản phẩm an toàn... Đây được coi là những địa chỉ tin cậy được người tiêu dùng lựa chọn để mua sản phẩm. Hàng năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng toàn tỉnh ước đạt 90.000 tỷ đồng; hệ thống phân phối và kinh doanh tương đối ổn định, sức mua của người dân tăng, giá cả bình ổn, hàng hóa dồi dào, phong phú nguồn cung, đáp ứng tốt nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng sinh hoạt của nhân dân. Thời gian qua, tỉnh ta đã có nhiều nỗ lực trong việc phát triển và quản lý hạ tầng thương mại cũng như đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Song song với quy hoạch, UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi đối với lĩnh vực thương mại, như: Cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại; chính sách hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; chính sách ưu đãi về đất đai (giải phóng mặt bằng, cho thuê đất); đầu tư cơ sở hạ tầng (đường giao thông, cấp thoát nước, vệ sinh, môi trường, điện...); đào tạo nguồn nhân lực... Cùng với chính sách chung của tỉnh, các ngành, địa phương đã có nhiều giải pháp khuyến khích đầu tư phát triển hệ thống phân phối và kinh doanh thực phẩm. Khuyến khích và tạo hành lang pháp lý cho việc liên kết giữa các siêu thị, trung tâm thương mại với các cá nhân, tổ chức trong việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất tại địa phương... Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng hệ thống phân phối, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, do doanh nghiệp phải tự đầu tư, trang bị máy móc, xây dựng quy trình sản xuất bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Một khó khăn nữa là giá của các thực phẩm ở các cửa hàng thực phẩm an toàn luôn cao hơn các thực phẩm thông thường nên chưa thu hút nhiều người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng có thu nhập thấp...

Ngày 6-12-2016, UBND tỉnh đã phê duyệt Kế hoạch số 189/KH-UBND về xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 – 2020. Mục tiêu của kế hoạch là xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn đảm bảo được số lượng sản phẩm thực phẩm qua chuỗi. Trong đó, riêng năm 2018, toàn tỉnh phấn đấu có 30% trở lên thực phẩm tiêu dùng trên địa bàn được cung cấp thông qua các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn. Đồng thời, trên địa bàn mỗi huyện đồng bằng, ven biển phải có ít nhất 4 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn. Khu Kinh tế Nghi Sơn, các khu công nghiệp, khu đô thị tập trung đông dân cư và mỗi huyện miền núi có ít nhất 2 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn. Riêng tại mỗi phường ở TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn phải quy hoạch ít nhất 1 điểm có diện tích tối thiểu 30 m2 để các tổ chức, cá nhân mượn (không thu phí) xây dựng cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn.

Để phát triển hệ thống phân phối, kinh doanh thực phẩm, bên cạnh nỗ lực của ngành chức năng, cộng đồng doanh nghiệp bán lẻ cũng cần nghiên cứu sâu những lợi thế để chủ động kế hoạch đầu tư. Tập trung nghiên cứu kinh doanh phát triển theo chuỗi cửa hàng tiện ích, tiện lợi phục vụ từng khu dân cư, từng khu vực thị trường. Liên kết chuỗi sản xuất, cung ứng trên thị trường, liên kết vùng, liên kết sản xuất - phân phối, bán buôn - bán lẻ.

Huy động nguồn lực, kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm; phát huy vai trò của người sản xuất, các doanh nghiệp và các tổ chức đoàn thể, các hiệp hội ngành nghề trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.


Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]