(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, thị trường bán lẻ trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh. Điều này thể hiện qua tổng mức bán lẻ trên địa bàn liên tục tăng theo từng tháng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển hệ thống bán lẻ khu vực nông thôn, miền núi

Phát triển hệ thống bán lẻ khu vực nông thôn, miền núi

Một cửa hàng bán lẻ tại xã Điền Trung (Bá Thước).

Những năm gần đây, thị trường bán lẻ trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh. Điều này thể hiện qua tổng mức bán lẻ trên địa bàn liên tục tăng theo từng tháng.

Theo số liệu từ Cục Thống kê Thanh Hóa, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh trong tháng 2 đạt 8.662,3 tỷ đồng, bằng 78,3% so với tháng trước và tăng 0,5% cùng kỳ. Lũy kế 2 tháng, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 19.728 tỷ đồng, tăng 10% cùng kỳ và bằng 16,7% kế hoạch cả năm.

Hệ thống bán lẻ ra đời, phát triển đang góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Để giúp người dân khu vực nông thôn, miền núi tiếp cận được với các sản phẩm hàng tiêu dùng bảo đảm chất lượng, đúng giá niêm yết, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý thị trường, bình ổn giá cả, thời gian qua, các sở, ngành liên quan cùng với chính quyền các địa phương khu vực nông thôn, miền núi đã khuyến khích các doanh nghiệp, hộ cá thể đầu tư phát triển hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục hành chính, ưu tiên về mặt bằng. Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích, tiện lợi của việc tiêu dùng các sản phẩm trong hệ thống các siêu thị, cửa hàng, từ đó thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa của thị trường bán lẻ.

Tận dụng cơ hội từ sự ủng hộ, tạo điều kiện của các sở, ngành, địa phương trong tỉnh, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh phát triển thị trường bán lẻ. Điển hình như, Công ty CP Tập đoàn miền núi Thanh Hóa, những năm qua, đã liên tục khai trương các siêu thị miền Tây, cửa hàng tự chọn tại các huyện miền núi. Đồng thời, không ngừng đa dạng hóa về số lượng, chất lượng các mặt hàng theo phân khúc nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Hiện, công ty đã phát triển được 11 siêu thị, 2 cửa hàng tự chọn tại 11 huyện miền núi. Hệ thống siêu thị và cửa hàng nói trên đã và đang cung ứng khoảng 30.000 mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho người tiêu dùng khu vực miền núi.

Huyện Hậu Lộc có khoảng 170 cửa hàng, siêu thị mini kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng. Số lượng này đã đáp ứng hơn 70% nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, xét về mặt tiện ích và thuận lợi thì mới đáp ứng được khoảng 40%. Bởi, tuy số lượng cửa hàng, siêu thị kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng khá nhiều, song phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các vị trí trung tâm huyện, xã. Do đó, để mua sắm được những sản phẩm ưng ý, chất lượng người dân còn phải mất thời gian di chuyển một quãng đường khá xa. Do đó, UBND huyện Hậu Lộc đang khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển hệ thống bán lẻ tại xã có vị trí xa trung tâm.

Đánh giá về lợi ích của hệ thống bán lẻ, bà Lê Thị Lượng, thôn Phú Mỹ, xã Xuân Lộc (Hậu Lộc), cho biết: Các cửa hàng, siêu thị trên địa bàn huyện đã đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, từ các sản phẩm truyền thống đến hiện đại. Hơn nữa, việc xuất hiện các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đầu tư, phát triển thị trường bán lẻ thông qua việc áp dụng các chương trình khuyến mãi tạo cơ hội để người dân được hưởng ưu đãi, tiết kiệm chi phí trong quá trình tiêu dùng.

Với 5 trung tâm thương mại, 36 siêu thị và hơn 60.000 cửa hàng kinh doanh thương mại hiện có, thị trường bán lẻ đang dần phủ khắp các làng quê, thôn bản trên địa bàn tỉnh. Hầu hết các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh đều được xếp từ hạng III trở lên. Sự phát triển của hệ thống bán lẻ đã tạo sự chuyển biến tích cực cho thị trường bán lẻ trên địa bàn với mức tăng trưởng lưu chuyển hàng hóa tăng trung bình từ 14-16%/năm.

Tuy đã có sự phát triển đáng ghi nhận, song nhìn chung hệ thống bán lẻ trên địa bàn tỉnh vẫn chưa bảo đảm về số lượng, phân bố chưa đồng đều giữa các địa phương, quy mô của các cửa hàng bán lẻ còn khiêm tốn. Do đó, để phát triển hệ thống bán lẻ trên địa bàn tỉnh, ông Lữ Minh Thư, Phó Giám đốc Sở Công Thương, cho rằng: Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại khu vực nông thôn, nhất là khu vực xa trung tâm. Các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích cần tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ, bảo đảm chất lượng hàng hóa. Chú trọng đến việc đưa các nhóm hàng hóa nông sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phương vào kinh doanh, góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nội tỉnh.

Tiến Xuân


Tiến Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]