Phát huy hiệu quả tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Quan Sơn
Với phương châm không để người nghèo và các đối tượng yếu thế bị bỏ lại phía sau, thời gian qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quan Sơn (NHCSXH Quan Sơn) đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn ưu đãi phát triển sản xuất, tạo việc làm, cải thiện điều kiện sống. Qua đó, đóng góp tích cực trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương, được Nhân dân đồng tình, ủng hộ.
Nhiều hộ dân xã Sơn Hà (Quan Sơn) được vay vốn chính sách phát triển kinh tế hiệu quả.
Nguồn vốn tín dụng chính sách đã đáp ứng cơ bản nhu cầu vốn vay giải quyết việc làm, hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác phát triển sản xuất, kinh doanh... Là một trong những hộ được NHCSXH Quan Sơn hỗ trợ 50 triệu đồng vốn vay chương trình hộ nghèo để phát triển sản xuất, gia đình chị Lữ Thị Thũng, bản Din, xã Trung Hạ đã đầu tư nuôi trâu, bò, dê. Chị Thũng cho biết: Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã giúp gia đình có điều kiện đầu tư khôi phục sản xuất, mua gia súc phát triển chăn nuôi và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Sau gần 3 năm vay vốn, hiện nhà chị có 2 con trâu, 4 con bò và gần chục con dê. Hằng năm, từ tiền bán dê và trâu bò, gia đình chị đã có điều kiện mua sắm vật dụng gia đình, cải thiện cuộc sống. Bên cạnh đó, gia đình chị còn được vay 20 triệu đồng chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn để đầu tư xây dựng công trình vệ sinh sạch đẹp, đúng tiêu chuẩn.
Giám đốc NHCSXH Quan Sơn Lê Anh Thiện, cho biết: Hơn 20 năm triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Quan Sơn đã làm thay đổi căn bản nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số, từ mặc cảm, tự ti, không dám vay vốn, nay đã mạnh dạn vay vốn và mở rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả. Với nhiều lợi thế như: Không phải thế chấp, lãi suất thấp, thủ tục vay đơn giản, giao dịch được thực hiện ngay tại xã, nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ thông qua NHCSXH đã thực sự trở thành điểm tựa vững chắc giúp các hộ nghèo dân tộc thiểu số ở huyện vùng cao Quan Sơn có vốn sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm ổn định; các chương trình tín dụng chính sách còn giúp bà con tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa... góp phần nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho người dân.
Để bảo đảm nguồn vốn đến đúng đối tượng, phát huy hiệu quả, ngân hàng đã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện nghiêm túc việc giao dịch tại xã theo lịch cố định. Tại mỗi điểm giao dịch đều có hộp thư góp ý để người dân đến giao dịch phản ánh kịp thời những vướng mắc về thủ tục và thái độ của cán bộ tín dụng chính sách. Qua đó, đã giúp người nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ thuận lợi, tiết giảm chi phí, thực hiện quy chế dân chủ, công khai và tăng cường sự giám sát của chính quyền địa phương trong việc thực hiện tín dụng chính sách. Các tổ chức chính trị - xã hội đã thường xuyên tăng cường kiểm soát, giám sát hiệu quả sử dụng vốn vay và thanh toán nợ, lãi đúng thời hạn; không để xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn, nợ đọng vốn vay, ngăn ngừa tiêu cực góp phần hạn chế “tín dụng đen” ở nông thôn; đồng thời còn là nơi để người dân gửi gắm niềm tin, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, đầu tư hiệu quả hơn...
Tính đến đầu tháng 1/2024, tổng dư nợ của NHCSXH Quan Sơn đạt 396,31 tỷ đồng. Công tác phối hợp giữa ngân hàng và các đoàn thể chính trị - xã hội nhận ủy thác ngày càng chặt chẽ, đồng bộ, chất lượng ủy thác ngày càng được nâng cao. Phương thức ủy thác cho vay thông qua các đoàn thể chính trị - xã hội là mô hình quản lý đang phát huy hiệu quả; các đoàn thể chính trị - xã hội phát huy được thế mạnh để quy tụ, tập hợp đoàn viên, hội viên làm kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập. Đến nay, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn huyện đang quản lý 152 tổ tiết kiệm và vay vốn cho 5.749 hội viên vay với dư nợ 348,18 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 96,61% tổng dư nợ...
Với những giải pháp tích cực, hiệu quả, NHCSXH Quan Sơn đã thực hiện tốt các chương trình cho vay theo quy định, bảo đảm phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ở địa phương. Qua đó, đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện từ 35,66% đầu năm xuống 30,02% vào cuối năm 2023, giảm 5,64%. Các bản, khu dân cư đã tiếp cận đầy đủ, kịp thời chính sách tín dụng ưu đãi, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho các đối tượng thụ hưởng như hộ nghèo, hộ cận nghèo... Đặc biệt, tín dụng chính sách đã góp phần tích cực trong việc thực hiện XDNTM trên địa bàn huyện trong những năm qua. Tính đến cuối năm 2023, toàn huyện có 2 xã đạt chuẩn NTM, 56 bản đạt chuẩn NTM.
Bài và ảnh: Khánh Phương
{name} - {time}
-
2024-11-24 18:28:00
Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 8 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD
-
2024-11-24 16:25:00
Hội nghị xúc tiến đầu tư - kết nối giao thương Thanh Hóa - TP Hồ Chí Minh - khu vực Đông Nam Bộ
-
2024-01-09 14:32:00
Tổ chức 100 gian hàng quảng bá, giới thiệu nông sản, sản phẩm OCOP dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024
Trước thềm Tết Nguyên Đán, Vietjet tiếp nhận tăng cường 4 tàu bay phục vụ người dân và du khách
Thăm vườn mẫu tiêu biểu toàn diện
Bổ sung hơn 100 tuyến vận tải xe khách cố định kết nối 34 tỉnh thành
Năm 2023, huyện Bá Thước có 483 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi
Vietjet vận chuyển mai, đào - mang Xuân đến mọi nhà
Hoằng Đạt phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Tăng cường quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp
Thực hiện các giải pháp sản xuất vụ xuân
Mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp chủ lực được truy xuất nguồn gốc đạt 80% trở lên