(Baothanhhoa.vn) - Phát huy vai trò là “hạt nhân” nòng cốt, tổ chức đoàn các cấp trên địa bàn tỉnh đã tích cực kết nối, thành lập, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia các mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát huy hiệu quả các mô hình kinh tế tập thể trong thanh niên

Phát huy vai trò là “hạt nhân” nòng cốt, tổ chức đoàn các cấp trên địa bàn tỉnh đã tích cực kết nối, thành lập, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia các mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Phát huy hiệu quả các mô hình kinh tế tập thể trong thanh niên

Công ty TNHH Mắm Lê Gia, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) được nhiều thanh niên trong xã tìm hiểu học tập kinh nghiệm.

Hiện, trên địa bàn tỉnh đã thành lập và duy trì được hơn 302 tổ hợp tác (THT), HTX và câu lạc bộ (CLB) phát triển kinh tế trong thanh niên. Phần lớn là các mô hình liên kết phát triển trồng rau, hoa theo hướng áp dụng công nghệ cao, chế biến thủy, hải sản... ĐVTN tham gia các THT sản xuất, kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp hiện khoảng hơn 500 thành viên.

Với mục đích mở rộng các mô hình thanh niên tham gia xây dựng, phát triển kinh tế tại địa phương và hỗ trợ tạo điều kiện việc làm cho ĐVTN, HTX thanh niên Triệu Lộc (Hậu Lộc) được thành lập. Ban đầu HTX có 15 thành viên tham gia, đây là những ĐVTN có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh là những người làm kinh tế giỏi tại địa phương. Với số vốn điều lệ ban đầu 100 triệu đồng, HTX đã tập trung sức trẻ của các ĐVTN để giúp người dân áp dụng khoa học - kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, tập trung vào các hoạt động chủ yếu như: cung ứng dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp (các loại giống cây trồng, vật nuôi, làm đất, thu hoạch lúa...); xây dựng các công trình dân dụng, thủy lợi nội đồng, đường giao thông nông thôn; cung ứng các loại cây cảnh... Sau nhiều năm xây dựng và phát triển, HTX đã có nhiều chuyển biến tích cực, linh hoạt trong cách làm để thay đổi mô hình kinh doanh, sản xuất, phù hợp với điều kiện thực tế, như: sản xuất đại trà cây ăn quả có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, chăn nuôi một số con giống phù hợp nhu cầu thị trường; tổ chức các tổ, đội thi công vật liệu xây dựng dân dụng...

Để tạo ra môi trường sinh hoạt lành mạnh, tạo mối liên kết về kinh tế giữa ĐVTN có ý chí vươn lên làm giàu, thời gian qua, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) triển khai mô hình CLB thanh niên phát triển kinh tế do hội liên hiệp thanh niên xã phát động đã phát huy hiệu quả thiết thực. CLB đã thúc đẩy phong trào thanh niên khởi nghiệp, giúp nhau phát triển kinh tế làm giàu trên mảnh đất quê hương. Hiện nay, CLB có 30 thành viên là những thanh niên trẻ từ 16 đến 35 tuổi đang phát triển các mô hình đa dạng trên nhiều lĩnh vực như: sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, giao thông - vận tải, tổ chức sự kiện... Để nâng cao chất lượng hoạt động, các thành viên thường xuyên tổ chức trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế, phát huy thế mạnh của từng cá nhân để lan tỏa tinh thần khởi nghiệp điển hình, như: mô hình nước mắm Khúc Phụ của anh Nguyễn Văn Đạo; xưởng mộc mỹ nghệ của anh Nguyễn Bá Thụ, anh Nguyễn Bá Hường; sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng của anh Trương Văn Lương... Bên cạnh đó, hoạt động tạo nguồn vốn vay và định hướng giúp các thành viên sử dụng đúng mục đích, CLB đã vận động mỗi hội viên đóng góp tiền vào quỹ chung, với số tiền 30 triệu đồng để cho hội viên vay xoay vòng và duy trì hoạt động CLB.

Để phát huy hiệu quả của các mô hình kinh tế tập thể, hàng năm, Tỉnh đoàn đã phối hợp với Liên minh HTX tỉnh, cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo điều kiện cho các THT, HTX tiếp cận thông tin về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển HTX; tham gia chương trình, dự án kinh tế, xã hội của địa phương, về công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường... Bên cạnh đó, Tỉnh đoàn phối hợp tổ chức hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp; tăng cường hỗ trợ thanh niên xây dựng, phát triển mô hình kinh tế tập thể; duy trì, nhân rộng hoạt động hỗ trợ thanh niên vay vốn sản xuất, kinh doanh và các tổ tiết kiệm và vay vốn do thanh niên quản lý...

Ngoài ra, các cấp bộ đoàn đã phối hợp tổ chức tập huấn, hướng dẫn chuyên đề, cung cấp thông tin thị trường cho thanh niên nông thôn, nhằm xây dựng vùng chuyên canh tập trung cây nông nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa với quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu chế biến, thị trường tiêu thụ; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa triển khai hiệu quả nguồn vốn vay ủy thác qua tổ chức đoàn, hỗ trợ ĐVTN và bà con Nhân dân có nhu cầu vay vốn để triển khai dự án quy mô lớn hơn; ưu tiên cho các dự án, nông hộ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao...

Bài và ảnh: Minh Hà


Bài và ảnh: Minh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]