(Baothanhhoa.vn) - Vụ đông 2021-2022, toàn tỉnh đề ra mục tiêu gieo trồng 45.000 ha cây trồng các loại trở lên. Tổng giá trị sản xuất vụ đông đạt 3.375 tỷ đồng, giá trị bình quân đạt 75 triệu đồng/ha. Vụ đông năm nay tiếp tục được thực hiện theo định hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững, với nhóm cây trồng chủ lực, gồm: ngô, đậu tương, khoai tây, khoai lang và rau đậu các loại. Thực hiện đa dạng hóa cây trồng trong toàn vụ, trồng rải vụ đối với cây rau màu; đồng thời, mở rộng diện tích các đối tượng có thị trường tiêu thụ tốt, ổn định, ưu tiên các sản phẩm tiêu thụ, chế biến nội địa, gắn sản xuất với chứng nhận an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nỗ lực hoàn thành mục tiêusản xuất vụ đông

Vụ đông 2021-2022, toàn tỉnh đề ra mục tiêu gieo trồng 45.000 ha cây trồng các loại trở lên. Tổng giá trị sản xuất vụ đông đạt 3.375 tỷ đồng, giá trị bình quân đạt 75 triệu đồng/ha. Vụ đông năm nay tiếp tục được thực hiện theo định hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững, với nhóm cây trồng chủ lực, gồm: ngô, đậu tương, khoai tây, khoai lang và rau đậu các loại. Thực hiện đa dạng hóa cây trồng trong toàn vụ, trồng rải vụ đối với cây rau màu; đồng thời, mở rộng diện tích các đối tượng có thị trường tiêu thụ tốt, ổn định, ưu tiên các sản phẩm tiêu thụ, chế biến nội địa, gắn sản xuất với chứng nhận an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc.

Nỗ lực hoàn thành mục tiêusản xuất vụ đông

Nông dân xã Ninh Khang (Vĩnh Lộc) chăm sóc ngô vụ đông 2021-2022. Ảnh: Hương Thơm

Để thực hiện mục tiêu sản xuất vụ đông, ngay từ trung tuần tháng 9-2021, cùng với việc thu hoạch lúa thu mùa, bà con nông dân ở các huyện, thị xã, thành phố đã tập trung giải phóng đất, xuống giống trên diện tích đất 2 vụ lúa được bố trí gieo trồng cây vụ đông. Năm nay, sản xuất vụ đông được diễn ra trong điều kiện bất lợi do diễn biến của dịch COVID-19. Ngoài ra, giá các loại vật tư đầu vào phục vụ sản xuất tăng cao, phân bón tăng hơn 50%, thuốc bảo vệ thực vật tăng từ 10 đến 20%, nên chi phí tăng gấp 1,3 đến 1,5 lần, làm ảnh hưởng đến tâm lý người sản xuất. Mặt khác, do ảnh hưởng của mưa bão đầu vụ làm nhiều diện tích cây trồng vụ đông vừa xuống giống bị ngập, gây thiệt hại. Những trở ngại trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện mục tiêu, tiến độ sản xuất vụ đông của các địa phương.

Nỗ lực hoàn thành mục tiêusản xuất vụ đông

Nông dân xã Mỹ Lộc (Hậu Lộc) trồng cây vụ đông 2021-2022.

Với quyết tâm đạt và vượt mục tiêu cả về diện tích, sản lượng, giá trị kinh tế trong sản xuất vụ đông, những ngày này, bà con nông dân ở khắp các địa phương đang tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, tiếp tục xuống giống các loại cây trồng cho kịp thời vụ. Chị Trần Thị Nga, xã Định Liên (Yên Định), cho biết: Vụ đông năm nay, gia đình chị gieo trồng 5 sào cây trồng vụ đông các loại. Diện tích ớt và ngô đã được gia đình chị hoàn thành việc xuống giống từ trước ngày 10-10-2021. Hiện, chị đang tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi để tiến hành gieo trồng các loại cây rau màu ưa lạnh, như: khoai tây, su hào, xà lách, bắp cải... Năm nay, được UBND xã Định Liên, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Yên Định định hướng, gia đình chị giảm bớt diện tích một số loại cây trồng được dự báo là khó khăn về thị trường tiêu thụ, thay vào đó mở rộng diện tích cây trồng được tiêu thụ mạnh ở thị trường nội tỉnh và dễ bảo quản, như: hành, tỏi, đậu cu ve, cà chua... Với sự chuyển đổi linh hoạt này, chị Nga hy vọng sản phẩm sẽ có thị trường tiêu thụ ổn định, hiệu quả kinh tế cao.

Đối với gia đình bà Lê Thị Tích, xã Xuân Lộc (Hậu Lộc), việc gieo trồng hết 4 sào hành và rau màu trong vụ đông năm nay gặp trở ngại vì 2 lao động chính trong nhà thuộc diện phải cách ly và theo dõi y tế tại nhà. Thế nhưng, những ngày qua, hội phụ nữ xã, đoàn thanh niên của xã đã bố trí lực lượng giúp gia đình bà làm đất, xuống giống, hoàn thành việc gieo trồng.

Trở ngại lớn nhất trong sản xuất vụ đông năm nay là tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Do đó, ngành nông nghiệp đã và đang cùng chính quyền các địa phương nỗ lực thực hiện giải pháp điều hành linh hoạt trong chỉ đạo sản xuất. Đối với các địa phương có nguy cơ thấp, tập trung điều hành máy, nhân lực đẩy mạnh sản xuất, mở rộng tối đa diện tích, giám sát việc tuân thủ nghiêm ngặt quy định 5K về phòng, chống dịch COVID-19 trong quá trình sản xuất. Đối với những địa phương dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, chính quyền địa phương đang thực hiện giải pháp chỉ đạo mỗi hộ chỉ bố trí tối đa 2 lao động tham gia sản xuất trên đồng ruộng, các đối tượng tham gia sản xuất phải được giám sát y tế chặt chẽ.

Ngoài các giải pháp về điều hành sản xuất, ngành nông nghiệp và các huyện, thị xã, thành phố đang tiếp tục mời gọi, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm vụ đông. Đồng thời, chủ động liên hệ, tìm hiểu các địa phương khác trong và ngoài tỉnh nắm bắt nhu cầu sử dụng sản lượng, chủng loại sản phẩm nông sản để kết nối tiêu thụ giữa các địa phương, doanh nghiệp và nông dân, nhất là trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Bài và ảnh: Hương Thơm


Bài và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]