(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, các huyện miền núi trong tỉnh đã phát huy tiềm năng, lợi thế để thực hiện hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo. Một trong những giải pháp được các địa phương thực hiện đó là khuyến khích, hướng dẫn người dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả.

Những mô hình kinh tế giảm nghèo ở miền núi

Những năm gần đây, các huyện miền núi trong tỉnh đã phát huy tiềm năng, lợi thế để thực hiện hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo. Một trong những giải pháp được các địa phương thực hiện đó là khuyến khích, hướng dẫn người dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả.

Những mô hình kinh tế giảm nghèo ở miền núi

Người dân thị trấn Yên Cát (Như Xuân) xây dựng mô hình gia trại mang lại hiệu quả kinh tế.

Trước năm 2015, gia đình anh Hà Văn Tuấn, thôn Tôm, xã Ái Thượng (Bá Thước) là một trong những hộ nghèo của xã. Sau khi có chủ trương về chuyển đổi cây trồng, vật nuôi ở địa phương, anh Tuấn mạnh dạn chuyển đổi gần 1 ha vườn tạp, hiệu quả sản xuất thấp để xây dựng mô hình trang trại tổng hợp, trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi. Được ưu tiên vay vốn ngân hàng, cán bộ nông nghiệp xã hướng dẫn kỹ thuật lựa chọn cây trồng trọt, vật nuôi phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương, cùng sự chịu thương, chịu khó trong lao động, sau hơn 5 năm trên mảnh đất khô cằn đã hình thành vườn cây ăn quả với 200 gốc bưởi da xanh, ổi, nhãn... Dưới tán cây, anh kết hợp nuôi lợn thương phẩm, lợn nái, trâu bò và một số gia cầm khác... cho thu nhập khoảng 170 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 5 lao động địa phương, với mức thu nhập ổn định. Anh Hà Văn Tuấn cho biết: Việc chuyển đổi từ đất kém hiệu quả sang trồng các loại cây, con giống cho năng suất là quyết định đúng đắn, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn gấp 2 - 3 lần, giúp gia đình vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Cũng như gia đình anh Hà Văn Tuấn, từ khi địa phương phát động chủ trương về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhiều hộ gia đình ở xã Ái Thượng đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, từ đó xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp VAC, kinh tế trang trại hiệu quả...

Để khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, huyện Bá Thước ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU về phát triển vật nuôi có lợi thế giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo. Trong đó, lựa chọn 6 loại vật nuôi, gồm: bò lai sind, bò Úc, lợn cỏ, vịt Cổ Lũng, dê núi, gà đồi và các loại thủy sản lồng bè trên sông Mã, hồ thủy điện. Đối với cây trồng thì khuyến khích đưa các loại cây, như: lúa, khoai tây, ngô dùng cho chăn nuôi, phát triển vùng rau an toàn... Cùng với đó là đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái; trồng rừng gỗ lớn; khoán khoanh nuôi; bảo vệ rừng phòng hộ; thâm canh khôi phục rừng luồng...

Từ những giải pháp trên, đến nay, huyện Bá Thước đã hình thành được 4 ha rau an toàn, 50.000 ha lúa, 250 ha nuôi trồng thủy sản; tỷ lệ che phủ rừng đạt 68,5%; số lượng gia súc gần 50.000 con; sản lượng thủy sản đạt 1.400 tấn...

Đối với xã Tam Lư (Quan Sơn) lại tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình sản xuất mang lại năng suất, hiệu quả kinh tế, giúp người dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo bền vững.

Điển hình như mô hình sản xuất rau sạch của anh Hà Văn Tập, bản Sại đã, đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xuất phát từ ý tưởng trồng rau sạch để phục vụ cho bà con trong vùng, anh Tập đã mạnh dạn đầu tư, cải tạo 1 ha đất để thực hiện “dự án”. Với bản tính siêng năng, lại được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc nên cây rau phát triển tốt, giá thành cao gấp đôi so với phương thức sản xuất cũ. Theo tính toán, nếu trồng lúa, gia đình anh chỉ thu về khoảng 40 triệu đồng/ha, còn nếu trồng các loại rau theo tiêu chuẩn sạch có thể đạt năng suất 25 - 30 tấn/ha, mỗi năm thu hoạch khoảng 5 - 7 đợt, với giá bán từ 5.000 đến 6.000 đồng/1 kg, trừ chi phí có thể thu lãi gần 100 triệu đồng/ha/năm.

Mô hình nuôi lợn cỏ, gà đồi sạch của anh Hà Văn Phong, bản Hậu, xã Tam Lư đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Phong cho biết, với chu kỳ nuôi khoảng 8 tháng, đàn lợn sẽ đạt từ 30 – 35 kg/con khi đó có thể xuất bán thương phẩm. Bằng hình thức nuôi gối đàn, nên trang trại lúc nào cũng có 30 con lợn. Theo tính toán, mô hình nuôi lợn cỏ sạch rất hiệu quả, trừ chi phí mỗi năm thu về khoảng 150 triệu đồng.

Huyện Như Xuân cũng có nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao. Điển hình như mô hình nuôi cá lồng của gia đình ông Trịnh Đăng Hoàng, thôn Hợp Thành, xã Bình Lương cho thu nhập gần 200 triệu đồng/năm. Hay như mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm của gia đình ông Trịnh Đăng Hoạch, xã Bình Lương cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm; mô hình chăn nuôi gà thương phẩm của gia đình ông Hoàng Ngọc Năm, xã Hóa Quỳ cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm... Ngoài 3 mô hình kinh tế giảm nghèo nêu trên, huyện Như Xuân còn nhiều mô hình kinh tế giảm nghèo hiệu quả, như: mô hình liên kết hộ chăn nuôi trâu, bò của nhóm hộ, tại thôn Làng Trung, xã Thanh Quân; mô hình câu lạc bộ phụ nữ giảm nghèo; mô hình tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản ở xã Cát Vân; tổ hợp tác chăn nuôi dê ở xã Thanh Quân... qua đó, xóa bỏ dần lối sản xuất manh mún, thay vào đó là tư duy và cách thức sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung, giúp người dân vươn lên làm giàu chính đáng.

Từ thực tiễn cho thấy, việc triển khai các mô hình kinh tế giảm nghèo ở miền núi xứ Thanh đã làm thay đổi căn bản đời sống đồng bào DTTS, giúp đồng bào ổn định đời sống, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững, từ đó nhân lên niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Ðảng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên vùng núi, biên giới của Tổ quốc.

Bài và ảnh: Xuân Minh


Bài và ảnh: Xuân Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]