Những năm gần đây, tỉnh ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển nông nghiệp, bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan, không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp mà từng bước tái cơ cấu toàn diện ngành nông nghiệp của tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp

Những năm gần đây, tỉnh ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển nông nghiệp, bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan, không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp mà từng bước tái cơ cấu toàn diện ngành nông nghiệp của tỉnh.

Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp

Diện tích rau an toàn của gia đình bà Lê Thị Lý, thôn 4, xã Dân Lý (Triệu Sơn) cho hiệu quả kinh tế cao.

Để tạo động lực cho các địa phương thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ngày 31-12-2015, UBND tỉnh đã có Quyết định số 5643/QĐ-UBND về việc ban hành cơ chế chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020. Theo đó, hàng loạt chính sách hỗ trợ được thực hiện, như: Hỗ trợ xây dựng vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao tại các xã miền núi; hỗ trợ phát triển vùng rau an toàn tập trung, hỗ trợ mua máy thu hoạch mía và hệ thống tưới mía mặt ruộng; hỗ trợ hình thành vùng sản xuất tập trung quy mô lớn; hỗ trợ liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm và hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Qua 5 năm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, những chính sách hỗ trợ đã đi vào cuộc sống và chứng minh được hiệu quả kinh tế; tốc độ tăng trưởng của ngành nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2013-2018 đạt 2,5%/năm; đến năm 2018 giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt đạt 80 triệu đồng/ha, tăng 15,9% so với năm 2013; năng suất rừng trồng đạt 20m3/ha/năm, tăng 8m3/ha/năm; giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha mặt nước đạt 183 triệu đồng/ha, tăng 56,74 triệu đồng/ha...

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 4.814 ha cây trồng được áp dụng các chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Tổng kinh phí thực hiện hỗ trợ liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm ước tính khoảng 23,564 tỷ đồng.

Cũng theo Quyết định 5643/QĐ-UBND, về hỗ trợ phát triển sản xuất rau an toàn tập trung, từ năm 2016-2018, tỉnh ta đã thực hiện hỗ trợ, phát triển được 128 ha rau an toàn tập trung chuyên canh, xây dựng 255.070 m2 nhà màng, nhà lưới phục vụ sản xuất rau an toàn. Đồng thời, hỗ trợ kinh phí cho 59 cửa hàng kinh doanh, tiêu thụ rau an toàn, tổng kinh phí thực hiện 42,807 tỷ đồng. Thực hiện chính sách này, trên địa bàn xã Dân Lý (Triệu Sơn) đã thực hiện đổi điền, dồn thửa, quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tập trung với diện tích 3 ha, với 20 hộ tham gia. Bà Lê Thị Lý, thôn 4, xã Dân Lý, cho biết: Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển vùng rau an toàn, gia đình được hỗ trợ kinh phí, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất 1 sào rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Trên cùng diện tích canh tác, có thể luân canh được 4 vụ/năm, doanh thu đạt 12-15 triệu đồng/sào/năm, cao hơn 1,7 lần so với sản xuất truyền thống. Từ hiệu quả kinh tế đạt được, chính quyền xã Dân Lý dự kiến mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn lên 5 ha vào năm 2019.

Cùng với chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực trồng trọt, tỉnh Thanh Hóa còn ban hành và thực hiện chính sách hỗ trợ hạ tầng khu trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Theo đó, mỗi trang trại chăn nuôi đủ tiêu chuẩn sẽ được hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng hạ tầng. Các địa phương trong tỉnh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, chủ động thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi trên địa bàn. Giai đoạn 2016-2018, trên địa bàn tỉnh thực hiện hỗ trợ 15 khu trang trại tập trung quy mô lớn với tổng kinh phí hơn 49,5 tỷ đồng tại các huyện Yên Định, Vĩnh Lộc, Hậu Lộc, Như Xuân, Cẩm Thủy... Bên cạnh những chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất được quy định trong Quyết định 5643/QĐ-UBND, tỉnh ta còn thực hiện các chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi theo Nghị quyết số 152/2015-NQ-UBND ngày 11-12-2015; Nghị quyết số 113/2018/NQ-HĐND về quy định mức hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng các mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2020; Nghị quyết số 126/2015/NQ-HĐND ngày 17-7-2015 về cơ chế, chính sách khuyến khích xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020...

Thực tế cho thấy, chính sách hỗ trợ đã và đang tạo động lực thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, theo phản ánh của một số địa phương, vẫn còn một số chính sách hỗ trợ đưa ra tiêu chí quá cao, khiến cho nhiều đơn vị, doanh nghiệp và người dân chưa tiếp cận được với chính sách. Chính vì vậy, ngoài việc phối hợp với các địa phương đẩy mạnh việc triển khai thực hiện hỗ trợ, ngành nông nghiệp tỉnh cần tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh một số tiêu chí phù hợp với thực tế sản xuất trên địa bàn, để các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp đi vào cuộc sống, thực sự trở thành động lực thúc đẩy ngành nông nghiệp đạt những mục tiêu đề ra.

Bài và ảnh: Lê Hòa


Bài Và Ảnh: Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]