(Baothanhhoa.vn) - Trong bài văn bia “Đại bảo tam niên Nhâm Tuất khoa tiến sĩ đề danh bi”, do tiến sĩ Thân Nhân Trung soạn vào năm 1484 theo lệnh của vua Lê Thánh tông, có viết “Hiền tài quốc gia chi nguyên khí” dịch nghĩa là “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp. Bởi vậy, các bậc vua tài giỏi đời xưa rất coi trọng điều này. Coi hiền tài gắn liền với vận mệnh quốc gia, nên cần chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo để bồi đắp thêm nguyên khí, kế thừa quan điểm của tiền nhân. Bác Hồ thường nhắc cán bộ cách mạng phải có “Tầm, Tâm và Tài”, người hiền tài có ích cho cách mạng cần phải được trọng dụng. Trong bối cảnh hiện nay những người hiền tài hay người có tầm, tâm, tài cũng bao gồm nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao.

Nhân lực chất lượng cao: “Chìa khóa” để bứt phá trong cách mạng công nghiệp 4.0

Trong bài văn bia “Đại bảo tam niên Nhâm Tuất khoa tiến sĩ đề danh bi”, do tiến sĩ Thân Nhân Trung soạn vào năm 1484 theo lệnh của vua Lê Thánh tông, có viết “Hiền tài quốc gia chi nguyên khí” dịch nghĩa là “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp. Bởi vậy, các bậc vua tài giỏi đời xưa rất coi trọng điều này. Coi hiền tài gắn liền với vận mệnh quốc gia, nên cần chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo để bồi đắp thêm nguyên khí, kế thừa quan điểm của tiền nhân. Bác Hồ thường nhắc cán bộ cách mạng phải có “Tầm, Tâm và Tài”, người hiền tài có ích cho cách mạng cần phải được trọng dụng. Trong bối cảnh hiện nay những người hiền tài hay người có tầm, tâm, tài cũng bao gồm nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao.

Nhân lực chất lượng cao: “Chìa khóa” để bứt phá trong cách mạng công nghiệp 4.0

Công nhân Công ty TNHH Dệt kim Jasan Thanh Hóa, xã Định Liên (Yên Định) trong ca sản xuất.

Ngày nay, với kinh tế tri thức, trí tuệ con người đã trở thành nguồn gốc và sức mạnh quan trọng nhất quyết định trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Nhận thức rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của trí thức, nhất là NNL chất lượng cao, những năm gần đây, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều quyết sách quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cũng như kỹ năng, tay nghề cho người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh. Đặc biệt, trong các nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh gần đây, Chương trình phát triển NNL đều được xác định là chương trình trọng tâm.

Để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, từ năm 2016 đến nay, nguồn ngân sách Trung ương và địa phương đã hỗ trợ đào tạo nghề, trang bị cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị đào tạo các nghề trọng điểm với số tiền trên 80 tỷ đồng. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phê duyệt ngành nghề trọng điểm; trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025. Theo đó, tỉnh Thanh Hóa có 12 trường công lập (11 trường thuộc tỉnh quản lý và 1 trường Trung ương đóng trên địa bàn) được lựa chọn đầu tư 19 ngành, nghề trọng điểm (1 nghề cấp độ quốc tế, 3 nghề cấp độ Asean và 18 nghề cấp độ quốc gia)... Tại Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa, nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo đạt đến trình độ khu vực và quốc tế, nhà trường đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, không ngừng đẩy mạnh đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị; đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; xây dựng và điều chỉnh chương trình đào tạo; ứng dụng công nghệ thông tin và tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0. Hiện nhà trường đã gắn kết và giữ mối quan hệ với trên 30 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để đào tạo, giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận ứng dụng công nghệ, mô hình hoạt động thực tế. Bên cạnh đó, Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa đã đầu tư hàng chục tỷ đồng mua sắm, đầu tư các máy móc thiết bị hiện đại như: máy tiện công nghệ cao, Robot hàn tự động... để phục vụ cho công tác dạy nghề, tạo cơ hội cho sinh viên rèn luyện kỹ năng thực hành, qua đó dễ bắt nhịp với công việc thực tế sau khi ra trường.

Bám sát chương trình đào tạo, sử dụng NNL và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngoài các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tại các trường đại học (ĐH), cao đẳng trên địa bàn tỉnh đã tập trung đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực và năng lực người học, kết hợp với các cơ sở thực hành, thực tập, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo... Điển hình như, Trường ĐH Hồng Đức đã đề ra nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo NNL theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp. Hiện, toàn trường có hơn 680 cán bộ, giáo viên (CBGV) và lao động hợp đồng; trong đó, trên 96% CBGV có trình độ sau ĐH, với 25 phó giáo sư và 168 tiến sĩ. Nhiều GV được mời giảng dạy các chương trình liên kết đào tạo với trường ĐH nước ngoài như ĐH Soongsil - Hàn Quốc và được công nhận về trình độ chuyên môn và khả năng ngoại ngữ; nhiều GV tham gia giảng dạy các lớp chất lượng cao bằng tiếng Anh. Hiện nhà trường đang mở 4 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, 19 chuyên ngành thạc sĩ và 39 ngành đào tạo ĐH, trong đó có 4 chương trình đào tạo sư phạm chất lượng cao...

Nhờ xây dựng chính sách phù hợp và phát huy lợi thế của nguồn lao động địa phương, tỉnh ta đạt được nhiều thành tựu về cải thiện chất lượng NNL. Cơ cấu ngành nghề đào tạo được điều chỉnh và có thêm nhiều ngành nghề mới mà thị trường có nhu cầu; hình thành đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đông đảo; người lao động có cơ hội tiếp cận máy móc thiết bị hiện đại và tác phong lao động công nghiệp... Tuy nhiên, muốn ứng dụng thành công thành tựu CMCN 4.0 trong phát triển kinh tế, trước tiên phải có “những con người 4.0”. Mặc dù đang trong thời kỳ “dân số vàng”, với nguồn lao động dồi dào, nhưng NNL của tỉnh vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào thực tế sản xuất, kinh doanh. Do vậy, để đáp ứng NNL phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cùng với các cơ chế, chính sách, các cơ sở giáo dục ĐH, giáo dục nghề nghiệp cần tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình đào tạo; chủ động “đi tắt, đón đầu” trong công tác đào tạo, nhất là những ngành nghề phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội và nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp. Đồng thời, có chiến lược đào tạo dài hơi, chuẩn bị một NNL bảo đảm về chất lượng, số lượng, cơ cấu hợp lý, phục vụ cho sự nghiệp phát triển của Thanh Hóa trong những năm tới.

Trần Hằng


Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]