(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, vụ đông được xác định là một vụ sản xuất chính trong năm, mang lại thu nhập cao cho nông dân. Để đạt được mục tiêu, ngành nông nghiệp và các địa phương khuyến khích, tạo điều kiện để người dân đưa các nhóm cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất thay thế cho những cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp. Đồng thời, mở rộng diện tích các đối tượng cây trồng có thị trường tiêu thụ tốt, ổn định, ưu tiên các sản phẩm tiêu thụ, chế biến nội địa là một trong những giải pháp hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao cho sản xuất vụ đông.

Mở rộng diện tích liên kết sản xuất cây trồng vụ đông

Những năm gần đây, vụ đông được xác định là một vụ sản xuất chính trong năm, mang lại thu nhập cao cho nông dân. Để đạt được mục tiêu, ngành nông nghiệp và các địa phương khuyến khích, tạo điều kiện để người dân đưa các nhóm cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất thay thế cho những cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp. Đồng thời, mở rộng diện tích các đối tượng cây trồng có thị trường tiêu thụ tốt, ổn định, ưu tiên các sản phẩm tiêu thụ, chế biến nội địa là một trong những giải pháp hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao cho sản xuất vụ đông.

Mở rộng diện tích liên kết sản xuất cây trồng vụ đông

Nông dân xã Liên Lộc (Hậu Lộc) chăm sóc diện tích ớt xuất khẩu.

Thực hiện định hướng mở rộng diện tích cây trồng có giá trị kinh tế cao của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ đông năm nay huyện Hậu Lộc đã xây dựng kế hoạch gieo trồng 2.500 ha cây trồng vụ đông các loại; trong đó, diện tích cây trồng có liên kết đạt khoảng 1.500 ha trở lên, chiếm 60% tổng diện tích gieo trồng toàn vụ. Ông Nguyễn Văn Toản, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hậu Lộc, cho biết: Để đạt được mục tiêu sản xuất vụ đông, nhất là mục tiêu về diện tích cây trồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng, ngay từ đầu vụ huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn, HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn, đấu mối, liên kết với những doanh nghiệp đã từng liên kết thu mua sản phẩm nông nghiệp trong những vụ trước và tìm kiếm những doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm mới để xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp, bảo đảm sản phẩm làm ra được thu mua, tiêu thụ bền vững. Đến nay, một số loại cây tiêu biểu như khoai tây, khoai lang, hành lá, dưa leo, ngô ngọt... đã được các doanh nghiệp thực hiện các bước ký cam kết bao tiêu sản phẩm. Ngoài ra, huyện cũng định hướng bà con mở rộng diện tích các loại cây trồng phục vụ chế biến và có thị trường tiêu thụ nội địa.

Được biết, để mở rộng diện tích liên kết sản xuất cây trồng vụ đông 2022-2023, huyện Hậu Lộc đã triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất ngành trồng trọt của huyện, tỉnh, như chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai, chính sách sản xuất cây vụ đông, phát triển các chuỗi liên kết sản xuất đã có và phát triển thêm các chuỗi liên kết mới. Đồng thời, thực hiện tốt việc khảo sát, dự báo thị trường để chỉ đạo, khuyến cáo các hộ nông dân điều chỉnh phương án sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường, tránh tình trạng được mùa mất giá. Cùng với đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuê đất, liên kết với nông dân thông qua HTX dịch vụ nông nghiệp, đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, ưu tiên sản xuất nông sản thực phẩm an toàn. Qua đó, vụ đông năm nay huyện đã mở rộng nhiều diện tích cây trồng được liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm, như ớt xuất khẩu 250 ha, khoai lang phục vụ chế biến 80 ha, hành baro 30 ha, hành lá 50 ha...

Vụ đông 2022-2023 tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu gieo trồng 46.000 ha cây trồng, với những loại cây chủ lực, như ngô, đậu tương, lạc, khoai tây, rau đậu các loại… Tổng giá trị sản xuất vụ đông phấn đấu đạt 3.404 tỷ đồng trở lên, bình quân đạt 74 triệu đồng/ha gieo trồng (tăng 1,4 triệu đồng/ha so với vụ đông 2021-2022). Đồng thời, thu hút khoảng 25 doanh nghiệp liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với người dân, chiếm khoảng 10 - 15% tổng diện tích toàn vụ. Đến ngày 7-10, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang tổ chức sản xuất vụ đông, tổng diện tích gieo trồng đạt 16.111,5 ha, đạt 35% kế hoạch. Đồng thời, thực hiện hiệu quả các giải pháp để mở rộng diện tích các loại cây trồng có liên kết sản xuất nhằm mang lại giá trị kinh tế cao cho vụ đông, như mời gọi, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất trồng trọt vụ đông; hình thành các chuỗi liên kết sản xuất bền vững, sản xuất theo hợp đồng, đáp ứng nhu cầu thị trường; quan tâm xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm. Bên cạnh đó, các đơn vị liên quan cũng chủ động tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn; rà soát đánh giá nhu cầu thị trường, trên cơ sở tiềm năng thế mạnh của địa phương, xác định các sản phẩm trồng trọt có lợi thế trên địa bàn để định hướng phát triển sản xuất hợp lý theo nhu cầu thị trường nhằm hạn chế tình trạng sản xuất dư thừa nông sản, gây khó khăn và thất thiệt cho người sản xuất. Tại một số huyện có truyền thống sản xuất vụ đông như Yên Định, Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Triệu Sơn… đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ kinh phí để người dân mở rộng diện tích các đối tượng cây trồng có lợi thế gắn với chuỗi liên kết sản xuất hiệu quả.

Bài và ảnh: Lê Hòa


Bài và ảnh: Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]