(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, cùng với việc duy trì, phát triển diện tích trồng lúa trên địa bàn, tỉnh Thanh Hóa luôn chú trọng nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa. Tỉnh ta đã tích cực mời gọi doanh nghiệp tham gia đầu tư và bao tiêu lúa hàng hóa cho nông dân, từng bước nâng cao phẩm chất lúa gạo và lợi nhuận cho người trồng lúa.

Liên kết sản xuất lúa gạo

Những năm qua, cùng với việc duy trì, phát triển diện tích trồng lúa trên địa bàn, tỉnh Thanh Hóa luôn chú trọng nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa. Tỉnh ta đã tích cực mời gọi doanh nghiệp tham gia đầu tư và bao tiêu lúa hàng hóa cho nông dân, từng bước nâng cao phẩm chất lúa gạo và lợi nhuận cho người trồng lúa.

Liên kết sản xuất lúa gạoDiện tích lúa tập trung, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao tại Nhà máy Chế biến lúa gạo Tâm Phú Hưng, thị trấn Thiệu Hóa.

Thanh Hóa có diện tích trồng lúa lớn, với hơn 231.000 ha/năm, năng suất bình quân đạt 58,3 tạ/ha, tổng sản lượng khoảng 1,4 triệu tấn. Tuy là cây trồng chính, với diện tích sản xuất lớn nhưng khi so với các cây trồng khác, lợi nhuận trong sản xuất lúa thấp hơn. Do đó, để nâng cao năng suất, chất lượng trong sản xuất lúa gạo, tỉnh ta đã khuyến khích các địa phương đưa những giống lúa mới năng suất, chất lượng vào canh tác; xây dựng cánh đồng lúa mẫu lớn; vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng cao. Đồng thời, chỉ đạo các HTX chú trọng tìm kiếm, liên kết với các doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Một số huyện đã hình thành được chuỗi liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất lúa gạo, như Nông Cống, Triệu Sơn, Yên Định, Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Quảng Xương...

Việc thực hiện hình thức liên kết trong sản xuất lúa gạo tại huyện Quảng Xương được bắt đầu với mô hình “Sản xuất lúa theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm”, quy mô 20 ha và 80 hộ dân tham gia. Mô hình sử dụng giống lúa Bắc Thịnh, áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới trong sản xuất thâm canh, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc từ hóa học. Sau khi thu hoạch, chất lượng lúa bảo đảm, năng suất đạt 65 tạ/ha. Toàn bộ sản lượng lúa được Công ty CP Bắc Trung Bộ thu mua, đưa vào chế biến, tiêu thụ. Từ thành công của mô hình, diện tích lúa liên kết được mở rộng lên 150 ha, với 300 hộ dân tham gia sản xuất, năng suất lúa đạt 65 tạ/ha, tăng từ 10 đến 15% so với sản xuất theo hướng truyền thống; lợi nhuận trung bình đạt từ 20 đến 25 triệu đồng/ha/vụ. Được biết, trong các chuỗi liên kết, lúa được trồng cùng trà, cùng giống, liền vùng, liền thửa nên dễ quản lý, chăm sóc, năng suất, chất lượng đồng đều. Đồng thời, sản phẩm lúa được doanh nghiệp thu mua 100%, giúp người dân giảm tối đa các rủi ro trong khâu tiêu thụ. Ngoài ra, từ các chuỗi liên kết được hình thành góp phần định hướng cho người dân sản xuất lúa theo hướng hàng hóa, quy hoạch những vùng sản xuất lúa tập trung, đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai, từng bước nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất trên từng đơn vị diện tích.

Khởi đầu sản xuất, chế biến lúa gạo với quy mô nhỏ, đến nay Công ty TNHH Thực phẩm công nghệ cao Tâm Phú Hưng đóng tại thị trấn Thiệu Hóa đã đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ, tăng cường mở rộng liên kết với bà con nông dân và các HTX để hình thành chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo hiệu quả kinh tế cao. Để có nguồn nguyên liệu ổn định cho nhà máy, công ty đã liên kết với 9 huyện trong tỉnh để sản xuất lúa chất lượng cao, với tổng diện tích hơn 3 nghìn ha, ưu tiên những cánh đồng mẫu lớn. Đồng thời, trực tiếp sản xuất lúa gạo hữu cơ, với diện tích 200 ha tại xã Đồng Tiến (Triệu Sơn) và thị trấn Thiệu Hóa. Tới đây, Công ty TNHH Thực phẩm công nghệ cao Tâm Phú Hưng sẽ mở rộng liên kết với các địa phương trong tỉnh phát triển vùng nguyên liệu sản xuất lúa, với mục tiêu đến năm 2025 sẽ có vùng nguyên liệu trên 10 nghìn ha; đồng thời, tiếp tục đầu tư nâng công suất chế biến của nhà máy đạt 100 nghìn tấn gạo thành phẩm mỗi năm.

Thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa sẽ hình thành các vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung quy mô lớn, thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng lúa. Sử dụng các giống lúa tốt, vừa có chất lượng gạo ngon, phù hợp với yêu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, thời gian sinh trưởng phù hợp với cơ cấu của từng mùa vụ trên từng tiểu vùng sinh thái, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong canh tác, tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất. Bên cạnh đó, rà soát, đề xuất các chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, thúc đẩy quá trình liên kết sản xuất, dần hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn.

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]