(Baothanhhoa.vn) - Cách trung tâm huyện Cẩm Thủy tới 14 km, nhưng xã miền núi Cẩm Thành có hệ thống hạ tầng khá khang trang, đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương đang ngày càng nâng cao. Có được kết quả đó là cả lộ trình khơi dậy các tiềm năng sẵn có để phát triển kinh tế làm nền tảng, từ đó huy động các nguồn lực xây dựng các công trình hạ tầng công cộng trên địa bàn.

Khơi dậy tiềm năng để phát triển hạ tầng ở xã miền núi Cẩm Thành

Cách trung tâm huyện Cẩm Thủy tới 14 km, nhưng xã miền núi Cẩm Thành có hệ thống hạ tầng khá khang trang, đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương đang ngày càng nâng cao. Có được kết quả đó là cả lộ trình khơi dậy các tiềm năng sẵn có để phát triển kinh tế làm nền tảng, từ đó huy động các nguồn lực xây dựng các công trình hạ tầng công cộng trên địa bàn.

Khơi dậy tiềm năng để phát triển hạ tầng ở xã miền núi Cẩm Thành

Nhà văn hóa thôn Thành Long, xã Cẩm Thành (Cẩm Thủy) là điểm sinh hoạt cộng đồng cho cư dân địa phương.

Có tuyến Quốc lộ 217 chạy qua giúp Cẩm Thành có thể kết nối giao thương với khu vực miền núi và đồng bằng của tỉnh. Địa danh thôn Vạc của xã với tên gọi quen thuộc là “Phố Vạc” cho thấy sự phát triển giao thương và là trung tâm kinh tế - thương mại của các xã Bắc huyện Cẩm Thủy, Nam huyện Bá Thước. Chợ Vạc trên địa bàn với diện tích hơn 4.100m2, họp theo phiên các ngày mùng 5, 10, 15, 20, 25 và 30 âm lịch hàng tháng cũng thu hút được đông đảo người dân và các tiểu thương các xã quanh vùng. Để phát huy vai trò phát triển thương mại, UBND xã Cẩm Thành đã tiến hành cải tạo tổng thể khuôn viên của chợ chia thành các khu vực kinh doanh thực phẩm, tươi sống, gia cầm, rau, củ, quả và quần áo, giày dép, dụng cụ lao động, tạp hóa... Hiện nay, cơ sở vật chất của chợ đã được đầu tư khang trang với khu nhà chính diện tích 826m2, nhà bán hàng 9 dãy với tổng diện tích xây dựng 908m2, nhà quản lý, bảo vệ, hệ thống rãnh thoát nước... Quanh khu vực Phố Vạc và chợ Vạc đã có 222 hộ kinh doanh với nhiều chủng loại mặt hàng, đem lại nguồn thu nhiều tỉ đồng cho Nhân dân địa phương mỗi năm.

Cùng với đó, Cẩm Thành còn phát huy được lợi thế để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề nông thôn. Hiện trên địa bàn xã cũng thu hút được 8 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, tạo hàng trăm việc làm. Cấp ủy, chính quyền xã trong những năm qua không ngừng tạo điều kiện nhằm phát triển đa dạng hóa ngành nghề, tập trung vào một số ngành nghề chính như dịch vụ vận tải, cơ khí và chế biến nông sản. Những năm gần đây, giá trị sản xuất các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của địa phương luôn đạt từ 6 đến gần 10 tỷ đồng.

Trong nông nghiệp, xã tập trung thực hiện chương trình cải tạo vườn tạp, tái cơ cấu nông nghiệp, tích tụ, tập trung đất đai theo tinh thần Nghị quyết 13 của Tỉnh ủy Thanh Hóa, xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao thu nhập, đời sống cho nông dân. Phát huy lợi thế, tiềm năng của từng loại đất, địa phương đẩy mạnh chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo kế hoạch, đưa cây mía tím vào trồng trên đất lúa kém hiệu quả với diện tích 94 ha, cho thu nhập bình quân 160 triệu đồng/ha/năm. Hằng năm, HTX dịch vụ tổng hợp Việt Thành trong xã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cây ngô làm thức ăn chăn nuôi cho bà con nông dân với diện tích từ 5 ha trở lên; ngoài ra còn bao tiêu một số sản phẩm khác như: cây gai xanh, cây dong riềng, cây keo... Nhiều diện tích đất đồi rừng được cải tạo thành những vườn cây ăn quả, vườn hộ cho thu nhập cao. Lĩnh vực chăn nuôi cũng được chỉ đạo theo hướng chuyển từ quy mô nhỏ lẻ, phân tán sang mô hình gia trại. Trên địa bàn xã có 1 trang trại chăn nuôi lợn, 2 trang trại nuôi gà với quy mô 6.000 con/lứa và 14 gia trại, từ đó phát triển được kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập cho người dân. Hiện nay, tổng giá trị thu nhập từ nông, lâm nghiệp và thủy sản của xã đạt hơn 56 tỷ đồng mỗi năm.

Từ sự phát triển của các mô hình sản xuất, thu nhập bình quân đầu người của xã liên tục tăng, năm 2021 đạt 53,13 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 27,72% năm 2011 xuống còn 0,55% năm 2021. Kinh tế phát triển chính là tiền đề để xã Cẩm Thành huy động các nguồn lực xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng. Có dịp đến với xã miền núi Cẩm Thành, có thể thấy các trường học, trạm y tế được xây dựng khang trang. Hiện cả 3 trường học, gồm: mầm non, tiểu học và THCS đều đã đạt chuẩn quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Cả 8/8 thôn trong xã đều xây dựng được nhà văn hóa khang trang kèm khu vui chơi, tập luyện thể dục thể thao. Ở cấp xã, địa phương đã huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ, xây dựng được nhà văn hóa quy mô 300 chỗ ngồi, diện tích khu thể thao 10.800m2. Không gian sinh hoạt cộng đồng của đồng bào Mường, Kinh địa phương được khơi dậy, thúc đẩy các phong trào văn hóa văn nghệ, gìn giữ các giá trị truyền thống.

Với tổng kinh phí thực hiện kiên cố hóa đường giao thông hơn 58,3 tỷ đồng trong gần 10 năm qua, Cẩm Thành đã cứng hóa 100% chiều dài đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện với hơn 13,2 km. Gần 9 km đường trục thôn bản và đường liên thôn bản trên địa bàn cũng được mở rộng tối thiểu 4m. Với sự kích cầu của xã, Nhân dân địa phương cũng huy động nhân lực, tiền của để cứng hóa gần 10 km ngõ xóm, bảo đảm đi lại thuận lợi quanh năm.

Với 72,3% đồng bào dân tộc Mường, 26,88% dân tộc Kinh và một số dân tộc khác, cộng đồng dân cư ở Cẩm Thành đang phát triển kinh tế - xã hội hài hòa nhờ khơi dậy được những tiềm năng sẵn có. Hệ thống hạ tầng công cộng đang phát triển mạnh chính là điều kiện tốt cho phát triển kinh tế, đưa Cẩm Thành trở thành xã khá của huyện Cẩm Thủy.

Bài và ảnh: Linh Trường


Bài và ảnh: Linh Trường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]