(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, trào lưu kinh doanh, mua sắm qua mạng internet đang nở rộ. Thương mại điện tử đã tạo ra một phương thức kinh doanh và làm việc phù hợp với cuộc sống công nghiệp hiện đại. Đồng thời, buộc các doanh nghiệp phải đổi mới, sáng tạo để đưa ra chiến lược kinh doanh và dịch vụ riêng cho sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì hình thức kinh doanh này đang phát sinh nhiều vấn đề, như: Khó kiểm soát chất lượng, giá cả hàng hóa, thất thu thuế... Trong khi đó, việc kiểm soát gian lận thương mại trong lĩnh vực này lại đang đối diện với rất nhiều khó khăn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khó kiểm soát gian lận đối với hình thức kinh doanh qua mạng

Hiện nay, trào lưu kinh doanh, mua sắm qua mạng internet đang nở rộ. Thương mại điện tử đã tạo ra một phương thức kinh doanh và làm việc phù hợp với cuộc sống công nghiệp hiện đại. Đồng thời, buộc các doanh nghiệp phải đổi mới, sáng tạo để đưa ra chiến lược kinh doanh và dịch vụ riêng cho sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì hình thức kinh doanh này đang phát sinh nhiều vấn đề, như: Khó kiểm soát chất lượng, giá cả hàng hóa, thất thu thuế... Trong khi đó, việc kiểm soát gian lận thương mại trong lĩnh vực này lại đang đối diện với rất nhiều khó khăn.

Khó kiểm soát gian lận đối với hình thức kinh doanh qua mạng

Mỹ phẩm là mặt hàng đang “nở rộ” kinh doanh qua mạng và khó kiểm soát.

Theo dự báo, đến năm 2020, sẽ có khoảng 30% dân số Việt Nam tham gia hoạt động thương mại điện tử. Trong giới trẻ, tỷ lệ tham gia hoạt động thương mại sẽ cao hơn từ 20-30%. Đây là tín hiệu vui khi trình độ kinh doanh, phương thức kinh doanh của nước ta đang tiến kịp các nước phát triển. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh qua mạng đang là thách thức đối với các lực lượng chức năng trong công tác chống gian lận thương mại.

Đại diện Cục Quản lý thị trường tỉnh cho biết: Vi phạm trong thương mại điện tử ngày càng phức tạp. Với sự phát triển mạnh mẽ của kinh doanh qua thương mại điện tử, không chỉ hàng loạt các website, mà thị trường mua sắm trực tuyến trở nên sôi động hơn khi người tiêu dùng trẻ tham gia vào việc mua bán trên mạng xã hội facebook, zalo ngày càng nhiều. Với đặc điểm, ưu thế không có ranh giới về không gian, thị trường Thanh Hóa cũng không ngoại lệ. Ước tính, doanh thu trong lĩnh vực kinh doanh qua mạng trên địa bàn tỉnh tăng trưởng từ 20-30%/năm. Qua thông tin tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh của người tiêu dùng liên quan đến hoạt động thương mại điện tử cho thấy, người tiêu dùng thường phản ánh, băn khoăn nhiều về các yếu tố chất lượng, giá cả, nguồn gốc hàng hóa. Tuy nhiên, hiện nay công tác kiểm tra, phát hiện các hành vi gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái trên các website và facebook, zalo... đang gặp nhiều trở ngại. Nguyên nhân là do các giao dịch, thanh toán trên mạng không có đăng ký kinh doanh, không có địa điểm cố định nên rất khó kiểm tra. Chưa kể, hầu hết các giao dịch theo hình thức này đều không có hóa đơn, chứng từ cụ thể nên việc quản lý và xử lý càng trở nên khó khăn.

Bên cạnh đó, kinh doanh qua mạng hiện đang có một lỗ hổng, thất thu thuế. Theo quy định, đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử thì phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong khi kinh doanh thương mại điện tử ngày càng phát triển, thì ý thức tuân thủ pháp luật thuế của một bộ phận kinh doanh thương mại điện tử chưa cao, do đó, việc quản lý thu thuế gặp không ít khó khăn trong thực tế. Nguyên nhân là do: Nhiều loại giao dịch phức tạp mà cơ quan quản lý chưa nắm bắt được (Ví dụ: Trang mạng nước ngoài bán quảng cáo cho doanh nghiệp Việt Nam, mua quảng cáo từ doanh nghiệp Việt Nam...); toàn bộ quá trình giao dịch đều thực hiện online, thỏa thuận qua email (nhiều doanh nghiệp Việt Nam giao dịch nhưng chưa gặp mặt trực tiếp khách hàng nước ngoài). Hình thức thanh toán đa dạng, thanh toán qua mạng bằng thẻ tín dụng cá nhân hoặc chuyển khoản từ tài khoản cá nhân người mua sang tài khoản cá nhân người bán hoặc bằng tiền mặt nên khó kiểm soát.

Để phòng chống gian lận thương mại trong lĩnh vực thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chống thất thu thuế, trong thời gian tới, Nhà nước cần nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách quản lý hoạt động giao dịch điện tử. Tăng cường phối hợp chặt chẽ từ các bộ, ban, ngành Trung ương trong việc xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử. Bên cạnh đó, lực lượng chức năng cần đổi mới, xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống chứng từ điện tử để việc giám sát, kiểm tra thị trường hiệu quả hơn. Tăng cường tuyên truyền mạnh mẽ trên các phương tiện thông tin đại chúng về các quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để người kinh doanh, người mua hiểu được quyền, lợi ích của mình và nâng cao trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh. Đẩy mạnh đào tạo, phát triển năng lực cán bộ quản lý thị trường trong lĩnh vực thương mại điện tử, thường xuyên bắt kịp các ứng dụng công nghệ thông tin mới phát sinh, có khả năng thu thập thông tin, xác định vi phạm trong các trang, các ứng dụng thương mại điện tử.

Bài và ảnh: Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]