(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh ta công tác trồng rừng phát triển, nhiều hộ dân đua nhau xây dựng vườn ươm giống cây lâm nghiệp. Trong đó, nhiều vườn ươm chưa đủ điều kiện sản xuất theo quy định nhưng vẫn tiến hành sản xuất, kinh doanh cây giống làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả kinh tế của rừng trồng và gây khó khăn trong công tác quản lý của ngành chuyên môn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khó khăn trong công tác quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp tự phát

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh ta công tác trồng rừng phát triển, nhiều hộ dân đua nhau xây dựng vườn ươm giống cây lâm nghiệp. Trong đó, nhiều vườn ươm chưa đủ điều kiện sản xuất theo quy định nhưng vẫn tiến hành sản xuất, kinh doanh cây giống làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả kinh tế của rừng trồng và gây khó khăn trong công tác quản lý của ngành chuyên môn.

Khó khăn trong công tác quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp tự phát

Lao động Công ty Lâm nghiệp Lang Chánh chăm sóc giống cây lâm nghiệp.

Huyện Triệu Sơn, một trong những địa phương hằng năm sản xuất, kinh doanh lượng giống cây lâm nghiệp nhiều nhất tỉnh. Theo số liệu thống kê chưa chính thức, hiện trên địa bàn huyện có gần 500 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp nhưng chỉ có khoảng 10 cơ sở được cơ quan chuyên môn cấp phép đủ tiêu chuẩn để sản xuất, kinh doanh cây giống. Riêng tại 2 xã Hợp Thắng, Minh Sơn hiện có gần 300 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp tự phát. Do khí hậu, thổ nhưỡng và nhu cầu sử dụng nguồn cây giống của người dân lớn nên nhiều hộ dân tự đầu tư làm vườn ươm giống cây. Một thực tế đang diễn ra ở địa phương là hầu hết các hộ dân đều tự mày mò, tìm phương pháp sản xuất giống cây lâm nghiệp mà không được tập huấn về kỹ thuật ươm, trồng, chăm sóc cây giống. Các cơ sở tự ý thành lập và thuê lao động thực hiện các khâu từ đóng bầu, gieo hạt giống, chăm sóc và xuất bán mà không có sự kiểm soát, thẩm định của cơ quan chuyên môn. Ông Nguyễn Văn Lăng, Phó Chủ tịch UBND xã Minh Sơn, cho biết: Hiện nay trên địa bàn xã có 60 cơ sở và 2 công ty sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp, tại các thôn 1, 2 và 8. Hằng năm, cung cấp cho thị trường khoảng 300.000 cây giống các loại, như: Keo, xoan, lát hoa... Tuy nhiên, các hộ sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp đều tự phát, không được cơ quan cấp chứng nhận sản xuất, kinh doanh.

Tình trạng nở rộ các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp tự phát còn diễn ra tại các huyện Nông Cống, Như Thanh, Như Xuân... Theo quy định, cây giống của các cơ sở được cấp phép phải đầy đủ các tiêu chuẩn, như: Nguồn hạt giống, chiều cao, đường kính, không sâu bệnh, thân cây không cong, vênh... Hiện giá cây giống lâm nghiệp tại các cơ sở được cấp phép kinh doanh dao động từ 800 đồng đến 1.000 đồng/cây, nhưng tại các cơ sở tự phát chỉ từ 450 đến 500 đồng/cây. Do đó, lượng khách hàng của các cơ sở này luôn đông đảo, chủ yếu là những hộ trồng rừng quy mô nhỏ. Thực tế cho thấy, mức độ thiệt hại kinh tế do các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp tự phát gây ra không nhỏ, song để chấn chỉnh tình trạng này là điều không dễ. Theo quy định, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp phải được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sản xuất, kinh doanh cây giống, chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng của cây... Tuy nhiên, việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn do người dân thiếu hợp tác. Hơn nữa, thói quen và nhu cầu mua giống cây trôi nổi, giá thấp chính là “động cơ” để duy trì và nở rộ các cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp tự phát trên địa bàn tỉnh.

Theo số liệu thống kê, trên địa bàn tỉnh ta có 28 đơn vị sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép hoạt động, hằng năm cung cấp cho thị trường 17,2 triệu cây giống. Trong đó, có 16,3 triệu cây được cơ quan chuyên môn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện, tiêu chuẩn cây non xuất vườn. Trao đổi về vấn đề này, đại diện lãnh đạo Chi cục Lâm nghiệp tỉnh, cho biết: Việc sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp tự phát không chỉ gây khó khăn cho công tác quản lý mà việc sử dụng cây giống không rõ nguồn gốc, bảo đảm chất lượng còn gây ảnh hưởng đến chất lượng gỗ rừng và có thể lây nhiễm sâu bệnh, nguy cơ thiệt hại cho người sản xuất. Do đó, các địa phương và đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền để người dân sử dụng nguồn cây giống tại các cơ sở uy tín và người sản xuất cây giống tuân thủ các yêu cầu nhằm bảo đảm chất lượng giống cây lâm nghiệp. Từ đó, thúc đẩy phát triển diện tích rừng chất lượng cao, hoàn thành thắng lợi Đề án phát triển rừng trồng kinh doanh gỗ lớn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 theo Quyết định số 4170/QĐ-UBND ngày 27-10-2016 của UBND tỉnh.

L.T



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]