(Baothanhhoa.vn) - Trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh COVID-19, thời gian qua, huyện Thường Xuân đã có nhiều giải pháp thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất vào địa bàn, góp phần tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thường Xuân: Nhiều giải pháp thu hút đầu tư

Trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh COVID-19, thời gian qua, huyện Thường Xuân đã có nhiều giải pháp thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất vào địa bàn, góp phần tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Huyện Thường Xuân: Nhiều giải pháp thu hút đầu tư

Công nhân Công ty TNHH H&H Vina Green trong ca sản xuất.

Theo chân cán bộ Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Thường Xuân, chúng tôi đến thăm Công ty TNHH H&H Vina Green ở thị trấn Thường Xuân. Ông Lam Wing Ho, Tổng giám đốc công ty cho biết: Năm 2020, qua các kênh thông tin, công ty được biết huyện Thường Xuân đang có nhiều cơ chế thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh vào địa bàn huyện. Sau khi đi khảo sát, được sự chấp thuận của UBND huyện, công ty quyết định đầu tư xây dựng nhà máy dệt may xuất khẩu có diện tích gần 4 ha ở thôn Trung Chính, thị trấn Thường Xuân, với tổng giá trị đầu tư trên 600 tỷ đồng. Công ty được huyện hỗ trợ về mặt bằng, thủ tục hành chính, trạm hạ thế điện, công tác tuyển lao động, đào tạo nghề. Đến nay, công ty đã hoàn thành và đi vào hoạt động, tạo việc làm ổn định cho 1.200 lao động, với mức thu nhập trên 6 triệu đồng/người/tháng.

Sau 3 năm đi vào hoạt động, sản phẩm ván ép xuất khẩu của Công ty TNHH Công nghiệp gỗ Thanh Hoa ở xã Luận Thành đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Anh Nguyễn Đình Hoàn, phụ trách nhà máy, cho biết: Nhận thấy trên địa bàn huyện dồi dào nguồn nguyên liệu gỗ và nguồn lao động để chế biến xuất khẩu. Được sự tạo điều kiện của huyện Thường Xuân về mặt bằng, thủ tục hành chính, năm 2018, công ty đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu ở xã Luận Thành trên diện tích 5 ha, với giá trị đầu tư gần 50 tỷ đồng, chuyên sản xuất các mặt hàng ván ép tinh xuất khẩu đi các nước Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc. Đến nay, nhà máy hoạt động sản xuất có hiệu quả, tạo việc làm thường xuyên cho gần 300 lao động tại địa phương, với mức thu nhập từ 5,5 đến 7 triệu đồng/người/tháng. Về chiến lược lâu dài, công ty tiếp tục mở rộng sản xuất, đồng thời liên kết với người dân đầu tư phát triển vùng nguyên liệu bền vững, tiến tới trồng rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC.

Ông Vi Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân, cho biết: Nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, những năm gần đây, huyện Thường Xuân đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn huyện. Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, huyện tập trung rà soát quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội toàn huyện; quy hoạch, định hướng vùng sản xuất hàng hóa. Giai đoạn 2016-2020, huyện đã huy động 3.621 tỷ đồng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, huyện có nhiều cơ chế, chính sách, tạo điều kiện về quỹ đất, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành các cụm công nghiệp để các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng ngành nghề sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các ngành nghề có lợi thế về nguồn nguyên liệu tại địa phương. Tập trung cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, thông thoáng. 5 năm qua, huyện đã thu hút được 34 dự án, với tổng mức đầu tư 4.416 tỷ đồng, trong đó có 9 dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, toàn huyện có 115 doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả, tạo việc làm cho gần 3.500 lao động nông thôn.

Bài và ảnh: Khắc Công


Bài và ảnh: Khắc Công

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]