(Baothanhhoa.vn) - Là huyện miền núi thấp có lợi thế về phát triển kinh tế nông nghiệp, những năm qua huyện Thạch Thành đã đẩy mạnh quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thâm canh giống mới có năng suất, chất lượng cao; ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ cao và các tiêu chuẩn an toàn vào sản xuất để thu hút doanh nghiệp (DN), HTX, hộ sản xuất tham gia đầu tư, liên kết sản xuất.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thạch Thành xây dựng các mô hình liên kết sản xuất

Huyện Thạch Thành xây dựng các mô hình liên kết sản xuất

Mô hình liên kết trồng cây ăn quả ở xã Thành Vân mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Là huyện miền núi thấp có lợi thế về phát triển kinh tế nông nghiệp, những năm qua huyện Thạch Thành đã đẩy mạnh quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thâm canh giống mới có năng suất, chất lượng cao; ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ cao và các tiêu chuẩn an toàn vào sản xuất để thu hút doanh nghiệp (DN), HTX, hộ sản xuất tham gia đầu tư, liên kết sản xuất.

Thạch Quảng là một trong những địa phương đi đầu thực hiện việc liên doanh, liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Từ năm 2012 đến nay, xã đã hình thành mô hình liên kết giữa doanh nghiệp thông qua HTX; nông dân liên kết với HTX. Bà Cao Thị Thường ở thôn Quảng Yên, cho biết: “Nhà tôi có 2 ha đất trồng mía nguyên liệu cho Công ty TNHH Đường mía Việt Nam-Đài Loan, khi tham gia chuỗi liên kết, gia đình giảm được chi phí sản xuất, ngày công lao động, được hỗ trợ về giống, phân bón, cày bừa, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, bao tiêu sản phẩm và ổn định về giá. Không chỉ vậy, thông qua liên kết, chúng tôi cũng được nâng cao trình độ sản xuất qua các buổi tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất... vì vậy, hiệu quả kinh tế mang lại cho người dân tương đối ổn định”. Ông Nguyễn Đình Quán, Giám đốc HTX dịch vụ kinh doanh nông nghiệp Thạch Quảng, cho biết: Mô hình liên kết giữa doanh nghiệp - HTX - hộ nông dân vẫn được xem là ưu việt nhất trong việc tổ chức sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, bởi quá trình sản xuất được cơ giới hóa, áp dụng khoa học – kỹ thuật tiên tiến; công tác bảo quản, sơ chế được quan tâm, việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi. Việc liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu ở Thạch Quảng được áp dụng trong quá trình xây dựng cánh đồng mía mẫu lớn, nhờ đó mà năng suất tăng cao, nếu từ năm 2014 trở về trước, năng suất mía chỉ đạt 65 tấn/ha, thì từ năm 2015 đến nay đạt 70 đến 80 tấn/ha, có những thửa đạt 100 đến 120 tấn/ha.

Thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp”, huyện Thạch Thành đã huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ về giống, tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đồng thời thực hiện có hiệu quả các chính sách của tỉnh theo chương trình liên kết sản xuất, cho thuê đất sản xuất nông nghiệp; đẩy nhanh việc chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Thực hiện chuyển dần diện tích đất trồng lúa, trồng mía năng suất, hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. Khuyến khích nhân dân tích tụ ruộng đất, đầu tư phát triển sản xuất theo hướng cánh đồng lớn, áp dụng cơ giới đồng bộ; có nhiều chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và liên kết bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân, chế biến, tiêu thụ nông sản. Nhiều mô hình nông nghiệp liên kết theo hướng sản xuất hàng hóa được hình thành và mang lại hiệu quả kinh tế cao, như: Mô hình trồng cây ăn quả có múi ở xã Thành Vân; mô hình liên kết trồng rừng gỗ lớn theo tiêu chuẩn FSC quốc tế; sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap; cánh đồng lớn sản xuất mía nguyên liệu áp dụng cơ giới hóa đồng bộ; liên kết trồng bí xanh, ớt, dưa chuột xuất khẩu; mô hình sản xuất, tiêu thụ mật ong... Ngoài ra, huyện tiếp tục triển khai sản xuất mía nguyên liệu theo cánh đồng mẫu lớn, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trên diện tích gần 800 ha ở các xã: Thành Trực, Thành Vinh, Thạch Cẩm, Thạch Quảng, Thành Tân, Thạch Bình, Thạch Sơn, Thành Mỹ, năng suất đạt bình quân 85 tấn/ha; tại các xã Thạch Quảng, Thạch Cẩm, Thành Vinh, nơi có diện tích trồng mía tập trung lớn năng suất đạt từ 100 đến 120 tấn/ha; hình thành vùng cây ăn quả tập trung với diện tích 300 ha ở xã Thành Vân; phát triển chăn nuôi trang trại tập trung quy mô lớn, công nghệ cao, đồng bộ, theo chuỗi giá trị; tổ chức sản xuất 15 cánh đồng mẫu lớn gieo cấy lúa tập trung, với tổng diện tích 1.223 ha. Đến nay, huyện Thạch Thành đã xây dựng được 7 mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, trong đó tập trung chỉ đạo nâng cao vai trò HTX để tổ chức sản xuất, tìm hợp đồng đầu ra cho sản phẩm của thành viên và hộ gia đình, hình thành mô hình liên kết sản xuất.

Phát triển các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp ở Thạch Thành đã và đang cho thấy hiệu quả thiết thực và trở thành nền tảng để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, đem lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người nông dân.

Khắc Công


Khắc Công

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]