(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp (DN) thuộc nhóm hàng công nghiệp chế biến và chế tạo tăng trưởng khá và chiếm tới hơn 90% trong tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm hiện đang có thị trường xuất khẩu ổn định, tăng trưởng tốt nên đã góp phần đưa tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh tăng so với cùng kỳ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hỗ trợ tiếp cận chính sách cho ngành công nghiệp chế biến - chế tạo

Những năm gần đây, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp (DN) thuộc nhóm hàng công nghiệp chế biến và chế tạo tăng trưởng khá và chiếm tới hơn 90% trong tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm hiện đang có thị trường xuất khẩu ổn định, tăng trưởng tốt nên đã góp phần đưa tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh tăng so với cùng kỳ.

Hỗ trợ tiếp cận chính sách cho ngành công nghiệp chế biến - chế tạo

Dây chuyền sản xuất nước dinh dưỡng tế bào mía của Công ty CP Mía đường Lam Sơn. Ảnh: Tùng Lâm

Công nghiệp chế biến - chế tạo được xác định đóng vai trò chủ chốt trong thúc đẩy tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp. Ước tính, giá trị của công nghiệp chế biến - chế tạo luôn chiếm khoảng 97% tỷ trọng toàn ngành. Những năm gần đây, ngành sản xuất này luôn duy trì mức tăng trưởng khoảng 20%. Tuy nhiên, ngoài những DN có vốn đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài chính lớn, các DN trong tỉnh còn không ít khó khăn do hạn chế về vốn, công nghệ sản xuất và quy mô liên kết.

Đơn cử với ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản. Với 80% dân số làm nông nghiệp, việc tạo đầu ra bền vững, nâng cao giá trị cho sản phẩm nông nghiệp và đời sống cho người dân là vấn đề rất quan trọng hiện nay. Tuy nhiên, Thanh Hóa mới trong lộ trình manh nha huy động được các DN có năng lực trong lĩnh vực này, như: Tập đoàn TH, trang trại bò sữa công nghệ cao Vinamilk... Còn lại, phần lớn các DN trong ngành còn có quy mô và năng lực hạn chế, sản phẩm thô sơ và giá trị gia tăng chưa cao.

Để góp phần thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp, tỉnh Thanh Hóa cũng đã ban hành và áp dụng một số chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài thực hiện các chính sách theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP, sau đó được thay thế bằng Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17-4-2018, Thanh Hóa cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Nghị quyết số 151/2015/NQ-HĐND ngày 11-12-2015 của HĐND tỉnh; Quyết định số 5643/2015/QĐ-UBND ngày 31-12-2015 của UBND tỉnh. Tuy nhiên, các đối tượng thụ hưởng chính sách vẫn khó tiếp cận với các ưu đãi liên quan đến dự án đầu tư phục vụ công nghiệp chế biến.

Điển hình như hiện nay, các nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh khá hiếm hoi, chỉ tiêu thụ, chế biến được một tỷ lệ nhỏ nguồn nông sản của tỉnh. Hay như vùng nguyên liệu cho chế biến tre, luồng rất tiềm năng với hơn 70.000 ha rừng luồng, chủ yếu tập trung ở các huyện Bá Thước, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Quan Hóa, Quan Sơn. Tuy nhiên, toàn tỉnh chỉ có gần 200 cơ sở thu mua và chế biến luồng. Hơn nữa, quy mô của các cơ sở còn nhỏ bé, công nghệ chế biến lạc hậu, chủng loại sản phẩm đơn điệu, chủ yếu là đũa thô, ván sàn, giấy vàng mã, hàng thủ công mỹ nghệ giá trị thấp. Tỷ lệ sử dụng sinh khối của cây luồng chỉ đạt khoảng 30%. Số còn lại của sinh khối cây luồng bị coi là phụ phẩm và dùng để sản xuất bột giấy và than với giá trị kinh tế thấp. Theo rà soát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỷ lệ số xã có cơ sở chế biến nông sản chỉ đạt 11,22%, số xã có cơ sở chế biến lâm sản là 62%, số xã có cơ sở chế biến thủy sản là 2,77%.

Anh Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Bamboo Vina, xã Hà Ninh (Hà Trung), cho biết: Hiện nay, tỉnh ta đang nỗ lực kêu gọi các DN đầu tư vào các lĩnh vực chế biến nông – lâm - thủy sản nhằm khai thác tiềm năng và nâng cao giá trị các vùng nguyên liệu. Tuy nhiên, việc đầu tư các nhà máy chế biến công nghệ sâu, ứng dụng công nghệ hiện đại để sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao với vốn đầu tư khá lớn. Trong khi đó, các DN đầu tư trong lĩnh vực này đều là các DN tư nhân, tuổi đời còn khá trẻ, khả năng tiếp cận vốn khó khăn đang là những rào cản không nhỏ trong quá trình sản xuất. Do đó, để các DN thuận lợi trong quá trình triển khai dự án đầu tư nhà máy chế biến nông - lâm - thủy sản, đồng thời có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất khi hoạt động ổn định, đề nghị Nhà nước có chính sách ưu tiên, hỗ trợ các DN, nhất là DN vừa và nhỏ về các thủ tục tiếp cận vốn và mức lãi suất ưu đãi để sản xuất phát triển.

Với ngành công nghiệp chế tạo, tỉnh Thanh Hóa xác định đây sẽ là một trong những ngành công nghiệp quan trọng và có lợi thế phát triển. Ngoài công nghiệp lọc hóa dầu, các ngành nghề sản xuất vật liệu, cơ khí, phụ tùng, linh kiện... cũng đã có định hướng trở thành những ngành công nghiệp mũi nhọn. Theo số liệu thống kê của Sở Công Thương, những năm gần đây, giá trị xuất khẩu của các DN thuộc nhóm hàng công nghiệp chế biến và chế tạo tăng trưởng khá và chiếm tới hơn 90% trong tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm hiện đang có thị trường xuất khẩu ổn định, tăng trưởng tốt nên đã góp phần đưa tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh tăng so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm thuộc nhóm hàng này cũng tăng mạnh ở các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Tuy nhiên, để nâng cao năng lực cho các DN trong các lĩnh vực này, Nhà nước cần hỗ trợ cộng đồng DN trong việc tìm thị trường nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng, linh kiện. Bên cạnh đó, cần ban hành và thực thi các giải pháp mang tính đột phá, tạo áp lực để các DN tiếp cận, ứng dụng công nghệ, từng bước nâng cao năng lực đổi mới, sáng tạo trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, cần tập trung nâng cao năng lực khoa học, công nghệ cho DN trong lĩnh vực này, ưu tiên phát triển nhằm tạo sự bứt phá về hạ tầng công nghệ, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của DN công nghiệp hỗ trợ cho chế biến, chế tạo. Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế trong nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ, mua bán, chuyển giao các sản phẩm khoa học, công nghệ. Đẩy mạnh thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu khoa học, công nghệ. Tăng cường cơ chế hợp tác công tư trong việc triển khai các dự án đổi mới công nghệ, nghiên cứu và phát triển. Đồng thời, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo thông qua các chương trình, kế hoạch về nâng cao tay nghề.

Đại diện Sở Công Thương, cho biết, hiện nay, các DN thuộc ngành hàng chế biến, chế tạo đang tiếp tục vận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do đã ký kết để khai thác thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa và tiêu thụ trong nước. Sở Công Thương cũng đang rà soát để có chỉ đạo kịp thời đối với sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng này. Đồng thời, tạo mối liên kết cho các DN tiếp cận các nguồn vốn tín dụng lãi suất thấp để sản xuất, kinh doanh hàng hóa. Cung cấp thông tin dự báo thị trường, ổn định vùng nguyên liệu sản xuất cho các DN trong lĩnh vực công nghiệp chủ lực này.

Minh Hằng


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]